Nội dung chính Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 8: Nói và nghe
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Nói và nghe sách ngữ văn 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
NÓI VÀ NGHE
TIẾT…: TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐỜI SỐNG
I. CHUẨN BỊ BÀI NÓI
- Xác định mục đích nói và người nghe.
+ Mục đích nói: Trình bày để người nghe hiểu đúng bản chất, thấy được ý nghĩa của vấn đề đối với đời sống, từ đó lựa chọn thái độ, cách ứng xử phù hợp.
+ Người nghe: Khi bài nói được trình bày trong giờ học, người nghe là HS trong lớp và GV. Với tình huống khác, người nghe có thể là các bạn trong lớp, trong trường và những ai quan tâm đến vấn đề
- Lựa chọn nội dung bài nói.
+ Nội dung nói có thể dựa vào kết quả viết ở bài 6 hoặc bài 8 này. Theo đó, cần tóm lược bài viết thành một dàn ý.
+ Nắm vững vấn đề đời sống cần bàn luận và nội dung trình bày
+ Dự kiến các tình huống người nghe có thể phản bác để có phương án tiếp thu và bảo vệ ý kiến
+ Ghi nhanh một số lí lẽ, bằng chứng cần sử dụng
-Tập luyện
II. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
Hoạt động nói | Hoạt động nghe |
- Người trình bày bài nói: Dựa vào việc kiểm soát khâu chuẩn bị của HS mà GV có thể giao việc trình bày cho nhóm hoặc cho cá nhân. Nếu giao cho nhóm, nhóm phải cử đại diện trình bày. Có thể một người chịu trách nhiệm về bài nói, có thể hai người phối hợp trình bày cho thêm sinh động. Nếu giao cho cá nhân, có thể lấy tinh thần xung phong hoặc chỉ định trước. - Nội dung nói: Người nói phải bám sát dàn ý đã chuẩn bị, các ý trong dàn ý cần được triển khai đầy đủ, có lí lẽ và bằng chứng. Đặc biệt, sự tán thành hay phản đối ý kiến về vấn đề phải được trình bày rõ ràng. - Cách thức nói: Để trình bày được ý kiến tán thành hay phản đối về một vấn đề đời sống, ngôn ngữ nói phải rõ ràng, rành mạch, thái độ phải dứt khoát, được đảm bảo bằng những lời lẽ có sức thuyết phục và bằng chứng cụ thể, xác thực. | - Người nghe: GV nhắc HS: Trong tiết học Nói và nghe, người nghe gồm tất cả các thành viên trong lớp, có trách nhiệm lắng nghe, tương tác với người nói. - Các công việc của hoạt động nghe: + Tập trung theo dõi nắm bắt nội dung cơ bản của bài nói + Đánh dấu những ý tán thành và những chỗ có thể thay đổi + Ghi nhanh những ý nảy sinh trong quá trình theo dõi để xây dựng thành ý kiến trao đổi |
III. TRAO ĐỔI BÀI NÓI
+ Người nói đã nêu lên và bàn luận về một vấn đề của đời sống chưa?
+ Ý kiến của người nói về vấn đề đã rõ ràng chưa?
+ Bài nói đã thể hiện rõ sự tán thành hay phản đối chưa?
+ Có nêu được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ sự tán thành hay phản đối có cơ sở không?
+ Ngôn ngữ nói được sử dụng như thế nào?
+ Đã biết phối hợp giữa lời nói và ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ,…) chưa?
+ Mức độ tương tác giữa người nói và người nghe như thế nào?
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống