Đề thi cuối kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 cánh diều cuối kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn HĐTNHN 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 11
– CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, tài chính cá nhân là gì?
- Những vấn đề liên quan đến quản lý dòng tiền mà mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn.
- Những vấn đề liên quan đến quản lý dòng tiền mà mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính ngắn hạn.
- Những vấn đề liên quan đến quản lý dòng tiền mà mỗi cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính dài hạn.
- Những vấn đề liên quan đến quản lý dòng tiền mà mỗi cá nhân thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn.
Câu 2 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng khi thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình?
- Chỉ góp ý khi người thân nhờ giúp đỡ.
- Để người thân tự lực làm mọi việc.
- Lựa chọn quà theo sở thích của người thân để tặng nhân ngày kỉ niệm.
- Trực tiếp bày tỏ quan điểm khi người thân có ý kiến khác.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa cá thành viên trong gia đình?
- Thận trọng trong việc dùng ngôn ngữ nặng nề, xác phạm dù đang tức giận.
- Tránh nhắc lại những xung đột trước đó.
- Không lôi kéo thành viên khác vào cuộc xung đột.
- Đặt mình vào vị trí của người thân và lắng nghe.
Câu 4. (0,5 điểm). Đâu là cách làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè qua mạng xã hội?
- Chủ động kết bạn với những người không quen biết.
- Kiên định, khéo léo từ chối khi bạn rủ tham gia vào các hành vi phạm pháp.
- Tham gia các nhóm kín theo lời mời, giới thiệu của bạn bè mà không cân nhắc về nội dung.
- Đưa ra những bình luận theo phong trào đám đông.
Câu 5. (0,5 điểm). Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và trên mạng xã hội?
- Chủ động kết thúc mối quan hệ khi cần thiết.
- Cởi mở, giao tiếp với mọi người.
- Chưa có lập trường và thiếu tự tin.
- Làm chủ được cảm xúc, hành động để giải quyết bất hòa.
Câu 6 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải khó khăn khi xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng?
- Khoảng cách về tuổi tác.
- Khác biệt về tính cách.
- Sự tương đồng trong suy nghĩ
- Kĩ năng giao tiếp chưa tốt.
Câu 7 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không thể hiện sự tự giác, trách nhiệm khi tham gia vào lao động trong gia đình?
- Nhận biết được người thân cần sự giúp đỡ của mình.
- Luôn cẩn thận khi thực hiện công việc để tránh sai, hỏng.
- Nhờ người thân giúp đỡ mình để mình làm công việc khác khi chưa cần thiết.
- Giúp đỡ những người thân lớn tuổi và trẻ nhỏ trong gia đình.
Câu 8 (0,5 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải hành vi văn minh nơi công cộng?
- Sử dụng âm thanh ở loa ngoài của thiết bị sử dụng.
- Tôn trọng không gian chung của cộng đồng.
- Giao tiếp cởi mở, lịch sự, thân thiện.
- Mặc trang phục phù hợp với hoàn cảnh.
Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?
- Né tránh nhìn nhận sự việc.
- Đặt mình vào vị trí người thân để hiểu cảm xúc của họ.
- Nói chuyện riêng với từng người để hiểu suy nghĩ của họ.
- Xác định nguyên nhân gây ra mâu thuẫn.
Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải cách thực hiện trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng?
- Ghi nhận những hành vi những hành vi vi phạm lẽ phải.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân đối với tập thể.
- Tuân thủ pháp luật, quy định của cộng đồng.
- Tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng.
Câu 11 (0,5 điểm). Hải có một số tiền tiết kiệm nhỏ để mua quà sinh nhật cho em. Trên đường đi đến trường, Hải có thấy một cửa hàng đồ dùng học tập và ghé vào và thấy một chiếc bút rất đẹp. Tuy nhiên nếu Hải mua bút thì sẽ tiêu vào số tiền để mua quà cho em. Nếu là Hải, em sẽ làm gì?
- Em sẽ mua chiếc bút đó vì em rất thích.
- Em sẽ mua chiếc bút và mua món quà rẻ hơn.
- Em sẽ không mua bút và để số tiền đó mua quà.
- Em sẽ để dành số tiền mua quà và mua chiếc bút khác rẻ hơn.
Câu 12 (0,5 điểm). Các lớp tham gia cuộc thi để kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Lớp em đã dành giải nhất tuy nhiên trên mạng đang lan truyền một thông tin cho rằng lớp em không xứng đáng nhận giải nhất. Em sẽ làm gì để thể hiện trách nhiệm với lớp mình?
- Em trả lời tất cả các bình luận không tốt về lớp mình.
- Em có thể lên tiếng đính chính kết quả là công bằng, xem xét kĩ lưỡng của ban giám khảo.
- Em phản pháo lại các bình luận ác ý bằng 1 bài đăng trên trang cá nhân.
- Em trực tiếp bình luận với thái độ gay gắt để phán đối lại bình luận của đám đông.
- PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân bằng lời nói, hành động cụ thể trong các tình huống sau đây:
- Tình huống 1: Em nghe thấy bố mẹ trao đổi về việc chuẩn bị mừng thọ ông bà
- Tình huống 2: Em thấy bố rất bức xúc sau khi nói chuyện với ai đó qua điện thoại về công việc.
- Tình huống 3: Dạo này em thấy em gái em có vẻ mặt buồn bã và hay ngồi một mình.
.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu cách xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
✄
BÀI LÀM:
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 | |
Chủ đề 5: Xây dựng cộng đồng văn minh | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Chủ đề 4 | 6 | 1 |
|
| ||
Trách nhiệm với gia đình | Nhận biết | - Nhận diện được định nghĩa về tài chính cá nhân. - Nhận diện được sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. | 2 | C1 C2 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được biểu hiện không phải là điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa cá thành viên trong gia đình. - Nhận diện được ý không thể hiện sự tự giác, trách nhiệm khi tham gia vào lao động trong gia đình. - Nhận diện ý không đúng khi nói về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. | 3 | C3 C7 C9 | |||
Vận dụng | - Nhận diện được cách xử lí những mâu thuẫn trên mạng xã hội. - Xử lí tình huống và thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân bằng lời nói, hành động cụ thể trong các tình huống. | 1 | 1 | C11 | C1 (TL) | |
Vận dụng cao | ||||||
Chủ đề 5 | 6 | 1 |
|
| ||
Xây dựng cộng đồng văn minh | Nhận biết | - Nhận diện được làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè qua mạng xã hội. - Nhận diện được nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc làm chủ và kiểm soát các mối quan hệ với bạn bè ở trường và trên mạng xã hội. | 2 | C4 C5 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được ý không phải khó khăn khi xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng. - Nhận diện được ý không phải hành vi văn minh nơi công cộng. - Nhận diện được đâu không phải cách thực hiện trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng. | 3 | C6 C8 C10 | |||
Vận dụng | - Vận dụng hành động ứng xử trên mạng xã hội. | 1 | C12 | |||
Vận dụng cao | - Nêu cách xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng. | 1 | C2 (TL) |