Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo bản 2 Chủ đề 1: Rèn luyện một số phẩm chất cá nhân trong học tập và cuộc sống
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 1: Rèn luyện một số phẩm chất cá nhân trong học tập và cuộc sống sách Hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo bản 2. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo (bản 2 word)
CHỦ ĐỀ 1. RÈN LUYỆN MỘT SỐ PHẨM CHẤT CÁ NHÂN TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG
HOẠT ĐỘNG 1. NHẬN DIỆN ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA EM TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG
- Điểm mạnh:
+ Hòa đồng
+ Học tốt môn Toán
+ Khả năng ghi nhớ tốt
=> Thuận lợi:
+ Dễ dàng kết bạn
+ Tính toán nhanh khi mua hàng
+ Học bài mới nhanh thuộc, nhớ lâu.
- Điểm hạn chế:
+ Chưa tập trung trong học tập
+ Học chưa tốt môn Ngữ văn
+ Thiếu tự giác ôn bài và làm bài tập
=> Khó khăn:
+ Khó hoàn thành bài tập đúng hạn
+ Không tự tin trả lời câu hỏi môn Ngữ văn
+ Bị thầy cô nhắc nhở
HOẠT ĐỘNG 2. RÈN LUYỆN TÍNH KIÊN TRÌ, CHĂM CHỈ
- Thảo luận về những việc làm thể hiện tính kiên trì, chăm chỉ
- Luôn vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập
- Tích cực tham gia các buổi họp nhóm và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Chăm chỉ lao động
- Tự tìm các bài tập để rèn luyện và không nản lòng khi gặp bài tập khó
- Chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà
- Luyện tập đến khi nấu thành thực một số món ăn yêu thích
- Trao đổi về cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ của bản thân
- Xây dựng thời gian biểu học tập và lao động:
+ Xác định nội dung, phương pháp và thời gian thực hiện hoạt động học tập, lao động.
+ Quyết tâm thực hiện theo thời gian biểu đã lập.
+ Dành thời gian nghỉ ngơi, giải trí phù hợp
- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ và nuôi dưỡng động lực trong quá trình nên luyện.
+ Tìm các bạn có cùng mục thi phần đối trong học tập và lao động, lập thành nhóm để lich lệ, hỗ trợ nhau trong quá trình rèn luyện.
+ Suy nghĩ tích cực để tự động viên khi gặp khó khăn
+ Chia sẻ khó khăn, lắng nghe lời khuyên và nhân sự trợ giúp từ mọi người, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
- Luyện tập để phát triển các kĩ năng, sự tự tôn của bản thân tron học tập và lao động
+ Học hỏi các phương pháp tu luyện sự kiện trù, chăm chỉ và thử thực hiện để tìm ra phơi pháp phù hợp với mình.
+ Tham gia các hoạt động tập thể
- Đề xuất cách thực hiện để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong một số tình huống cụ thể
- Tình huống 1: Mục tiêu của Minh là hoàn thành bài thuyết trình của nhóm
+ Chia sẻ khó khăn với thầy cô hoặc người thân để được hướng dẫn cách tìm kiếm thông tin
+ Cùng làm với một bạn trong nhóm để hỗ trợ nhau trong việc tìm kiếm
+ Thử suy nghĩ về những khó khăn của nhóm nếu Minh quyết định trả lại phần việc đã nhận
- Tình huống 2: Mục tiêu của Lan là cải thiện kết quả học tiếng Anh
+ Sắp xếp thời gian biểu để dành 30 phút tự học tiếng Anh mỗi tối.
+ Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh ở trường.
+ Cùng bạn giỏi tiếng Anh lập thành nhóm học tập. Tham khảo các trang web cung cấp các bài giảng tiếng Anh hay bí quyết học tiếng Anh hiệu quả.
- Tình huống 3: Mục tiêu của Hương là có thể đánh được đàn piano.
+ Hỏi bí quyết luyện tập từ người có kinh nghiệm, bạn bè,...
+ Tự động viên bản thân: xem phần trình diễn của những nghệ sĩ piano em yêu thích, suy nghĩ về cảm xúc hạnh phúc khi có thể đánh được một bản nhạc đơn giản,...
- Thực hiện những cách phù hợp để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong việc hình thành thói quen mới
- Rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày:
Việc cần làm:
+ Lựa chọn một số cuốn sách thuộc thể loại em yêu thích
+ Lập thời gian đọc sách mỗi ngày
+ Tháng đầu, đọc từ 10 – 15 phút/ ngày.
+ Tháng kế tiếp: đọc từ 30 phút – 1 tiếng/ngày.
+ Chọn không gian yên tĩnh đọc sách.
Cách rèn luyện tính kiên trì:
+ Ghi nhật kí những điều thú vị sau khi đọc.
+ Tìm bạn cùng sở thích để chia sẻ quá trình rèn luyện.
+ Liên hệ những điều đã đọc với thực tiễn cuộc sống
+ Ghi nhận tiến trình đọc.
- Xây dựng thói quen thể dục, thể thao với người thân:
Việc cần làm:
+ Lập thời gian tập thể dục mỗi ngày.
+ Tháng đầu, tập từ 30– 45 phút/ ngày
+ Tháng kế tiếp: tập từ 60 phút – 90 phút/ngày
Cách rèn luyện tính kiên trì:
+ Ghi những thay đổi về sức khoẻ sau mỗi ngày tập
+ Nhắc nhở người thân cùng thực hiện
- Chia sẻ ý nghĩa của việc rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc đối với bản thân.
- Kiên trì và chăm chỉ là hai đức tính cần rèn luyện để giúp các em tập trung với mục tiêu đề ra và luôn cố gắng để đạt các mục tiêu đó.
HOẠT ĐỘNG 3. RÈN LUYỆN THÓI QUEN NGĂN NẮP, GỌN GÀNG VÀ SẠCH SẼ Ở GIA ĐÌNH
- Thảo luận về cách giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ
- Xác định nơi cần thu dọn hằng ngày
- Phân loại và quy định vị trí cho các đồ dùng theo chủng loại, kích thước, chức năng, mức độ sử dụng
- Xếp gọn gàng đồ dùng sau khi sử dụng vào vị trí đã quy định
- Loại bỏ đúng cách các đồ dùng bị hỏng
- Quét dọn nơi ở hằng ngày
- Lau, dọn đồ dùng trong gia đình thường xuyên
- Thực hiện những công việc giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ
- Danh sách những công việc dọn dẹp nhà cửa em có thể làm:
+ Quét nhà
+ Đổ rác
+ Dọn dẹp kệ bếp (cùng chị gái)
+ Dọn dẹp phòng khách
+ …
- Chia sẻ kết quả rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ ở gia đình của em
- Việc hình thành thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ là cần thiết để tạo không gian sống lành mạnh, thoải mái cho gia đình.
HOẠT ĐỘNG 4. RÈN LUYỆN THÓI QUEN NGĂN NẮP, GỌN GÀNG VÀ SẠCH SẼ KHI Ở TRƯỜNG
- Thảo luận về những việc cần làm thường xuyên để giữngăn nắp, gọn gang và sạch sẽ khi ở trường.
- Lớp học:
+ Quét dọn lớp học
+ Sắp xếp sách vở ngay ngắn
+ Thu dọn rác trong ngăn bàn và quanh chỗ ngồi trước khi ra về
- Thư viện:
+ Thu dọn khi thấy rác bẩn
+ Cất sách vào vị trí cũ sau khi đọc xong
- Sân trường:
+ Lau chùi sạch sẽ các chậu cây
+ Chăm sóc và tưới cây
+ Quét dọn sân trường định kì
+ Phân loại và bỏ rác đúng nơi quy định
- Phòng học chức năng:
+ Quét dọn sau khi học xong
+ Thu dọn các dụng cụ học để đúng vị trí quy định
- Phòng thí nghiệm:
+ Quét dọn phòng thí nghiệm sau giờ học
+ Lau dọn các dụng cụ thí nghiệm và để đúng vị trí
- Thực hiện công việc giữ gìn trường, lớp ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ
Công việc cần làm | Thời gian thực hiện | Cá nhân/Nhóm thực hiện | Đánh giá |
Trực nhật lớp | Thứ 2 | Tổ 1 | Hoàn thành tốt |
Chăm sóc và tưới cây | Thứ 3,5 | HS A, B | Chưa hoàn thành |
….. |
- Chia sẻ kết quả rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường của em và các bạn
- Những việc đã làm và kết quả thực hiện (khuyến khích chụp hình hoặc quay video clip)
- Cảm xúc của em khi trường, lớp luôn được giữ gìn ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ
- Ý kiến, sự ghi nhận của thầy cô và mọi người trong trường
HOẠT ĐỘNG 5. THIẾT KẾ SỔ TAY GHI LẠI KẾT QUẢ RÈN LUYỆN BẢN THÂN
- Nội dung ghi sổ tay:
+ Mục tiêu rèn luyện (thói quen, đức tính).
+ Những việc cần làm
+ Phương pháp rèn luyện và thời gian thực hiện.
+ Những kết quả đạt được
+ Cảm xúc của em
+ Cảm xúc và sự ghi nhận của những người xung quanh
+ Bài học em tự rút ra cho bản thân sau mỗi lần đạt được mục tiêu đề ra
+ Mục tiêu rèn luyện tiếp theo
- Một số mẫu thiết kế:
HOẠT ĐỘNG 6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRẢI NGHIỆM
Những điều em làm được | Tốt | Khá | Chưa tốt |
1. Chỉ ra được những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống | |||
2. Nêu được các rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập và các công việc hàng ngày. | |||
3. Thực hiện được một số cách phù hợp để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong các công việc. | |||
4. Thực hiện được những việc giữ ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ khi ở nhà. | |||
5. Thực hiện được những việc giữ ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ khi ở trường. |