Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 35: Hệ nội tiết ở người
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 35: Hệ nội tiết ở người. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 cánh diều
BÀI 35. HỆ NỘI TIẾT Ở NGƯỜI (15 CÂU)
1. Nhận biết (3 câu)
Câu 1. Trình bày tên và chức năng của các tuyến nội tiết?
Trả lời:
Tên tuyến nội tiết | Chức năng |
Tuyến tùng | Điều hòa chu kì thức ngủ |
Tuyến giáp | Điều hòa sinh trưởng, phát triển. Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt. Điều hòa Calcium máu. |
Tuyến cận giáp | Điều hòa lượng Calcium máu |
Tuyến ức | Kích thích sự phát triển của các tế bào limpho T |
Tuyến yên | Kích thích sinh trường. Điều hòa hình thành và tiết sữa. Điều hòa hoạt động tuyến giáp, tuyến trên thận và tuyến sinh dục. |
Tuyến tụy | Điều hòa lượng đường máu (insulin và glucagon). |
Tuyến trên thận | Điều hòa huyết áp, thể tích máu. Điều hòa trao đổi chất, năng lượng. Chống stress. |
Tuyến sinh dục | Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp. Kích thích sinh trưởng, phát triển. Điều hòa chu kì sinh dục. |
Vùng dưới đồi | Điều hòa hoạt động tuyến yên. Điều hòa áp suất thẩm thấu và kích thích quá trình đẻ. |
Câu 2. Kể tên ,một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó?
Trả lời:
- Tên một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết gồm:
- Đái tháo đường
- Bướu cổ
- Lùn hoặc khổng lồ
- Hội chứng Cushing
- Vô sinh.
- Cách phòng chống các bệnh đó:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng: đầy đủ chất, đủ muối iodine, hạn chết chất béo, đường.
- Sống lành mạnh, luyện tập thể thao thường xuyên đảm bảo giấc ngủ.
- Không sử dụng chất kích thích, không tự ý sử dụng thuốc.
- Kiểm tra sức khỏe định kì.
Câu 3. Điền vào chỗ trống bằng cách sử dụng từ hoặc cụm từ gợi ý sau: dậy thì, buồng trứng, tinh hoàn, tinh trùng, rụng trứng.
Tuyến sinh dục là (1)... ở nam và (2)... ở nữ. Tinh hoàn tiết ra hormone testosterone kích thích sự sinh (3)... ở nam, buồng trứng tiết ra hormone estrogen kích thích sự phát triển và (4).... ở nữ. Cả hai hormone này đều gây nên những biến đổi cơ thể ở tuổi (5)... của cả nam và nữ.
Trả lời:
1 – tinh hoàn
2 – buồng trứng
3 – tỉnh trùng
4 – rụng trứng
5 – dậy thì.
2. Thông hiểu (8 câu)
Câu 1. Trình bày cơ chế điều hòa lượng đường trong máu của các hormone tuyến tụy? Giải thích nguyên nhân của bệnh đái tháo đường.
Trả lời:
Tuyến tụy tiết hai loại hormone là insulin và glucagon. Hormone insulin chuyển hoá glucose trong máu thành glycogen dự trữ ở gan, dẫn đến giảm đường huyết khi đường huyết tăng, còn hormone glucagon có tác dụng ngược lại
Do thiếu hormone insulin hoặc insulin tiết ra nhưng bị giảm tác dụng điều hoà lượng đường trong máu, dẫn đến lượng glucos trong máu tăng nhưng tế bảo không hấp thụ đủ để làm nguyên liệu cho hoạt động trao đổi chất, đường trong máu sẽ thải ra ngoài qua nước tiểu.
Câu 2. Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy giải thích vì sao hoạt động của các hormone tuyến tụy giúp ổn định lượng đường trong máu. Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn?
Trả lời:
Hormone insulin chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ nên làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng. Hormone glucagon chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose, nhờ đó làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm. Vì vậy, hoạt động của hai hormone này giúp ổn định lượng đường trong máu.
Khi quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn sẽ dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, lâu dài có thể gây ra bệnh lý như bệnh tiểu đường hay chứng hạ đường huyết.
Câu 3. Nối tên mỗi bệnh nội tiết với nguyên nhân gây ra bệnh đó cho phù hợp.
Cột A | Cột B |
(1) Đái tháo đường | a) bất thường ở tuyến giáp |
(2) Bướu cổ | b) bất thường ở tuyến yên |
(3) Người khổng lồ | c) bất thường ở tuyến tụy. |
Trả lời:
(1) bệnh đái tháo đường (bất thường tuyến tụy)
(2) bệnh bướu cổ (bất thường tuyến giáp)
(3) bệnh khổng lồ (bất thường tuyến yên)
Câu 4. Giải thích vì sao mỗi loại hormone chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan trong cơ thể.
Trả lời:
Mỗi loại hormone chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan trong cơ thể vì mỗi hormone đặc thù sẽ lại do một cơ quan riêng biệt tiết ra. Những hormone này có thể tác động toàn diện lên cơ thể, nhưng một số lại chỉ có tác động lên cơ quan đích mà chúng nhắm đến.
Câu 5. Trình bày tính chất của hormone?
Trả lời:
Mỗi hormone chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích), mặc dù các hormone này đi theo máu đi khắp cơ thể.
- Hormone có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ tác dụng với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
- Hormone không mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ người ta sử dụng insulin của bò, ngựa (thay cho insulin của người) để chưa bệnh tiểu đường cho người.
Câu 6. Trình bày cấu tạo của tuyến tụy và chức năng của tuyến tụy?
Trả lời:
Tuyến tụy là một tuyến pha gồm cả tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
Phần ngoại tiết của tuyến tụy tiết enzyme và dịch tiêu hóa đổ vào ống tụy, ống tụy dẫn dịch tiết đổ vào đoạn đầu của ruột non.
Phần nội tiết của tuyến tụy tiết hormone insulin và glucagon -> điều hòa lượng đường trong máu.
Câu 7. Trình bày đặc điểm của hệ nội tiết.
Trả lời:
- Ngoài hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng góp phần quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể nhờ hormone từ các tuyến nội tiết tiết ra.
- Tác động thông qua đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng.
Câu 8. Tuyến yên nằm ở vị trí nào trong cơ thể? Tại sao nói tuyến yên là tuyến quan trọng nhất trong các tuyến nội tiết?
Trả lời:
- Tuyến yên là một tuyến nhỏ bằng hạt đầu ttawngs nằm ở nền sọ (thuộc não trung gian).
- Tuyến yên là tuyến quan trọng nhất vì tiết hormone kích thích hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết trong cơ thể.
3. Vận dụng và vận dụng cao (4 câu)
Câu 1. Bệnh đái tháo đường và bướu cổ có những biểu hiện nào trên cơ thế? Em hãy đề xuất biện pháp phòng chống các bệnh này.
Trả lời:
Nội dung | Bệnh đái tháo đường | Bệnh bướu cổ |
Biểu hiện | Ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân, có thể gây mù loà.... | Trẻ chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển, ở người lớn sẽ dẫn đến trí nhớ giảm sút, hoạt động thần kinh suy giảm, tuyến giáp phì đại nên có bướu ở cổ. |
Biện pháp phòng tránh | - Hạn chế đường, muối trong thức ăn; - Không nên dùng rượu, bia, nước ngọt có ga; - Ăn nhiều quả và rau xanh; - Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức. | - Bổ sung đầy đủ các nguyên tố vi lượng cho cơ thể, đặc biệt là iodine; - Không ăn quá nhiều các thực phẩm không có lợi cho tuyến giáp như bắp cải trắng, bắp cải tím; - Tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại từ môi trường;... |
Câu 2. Em hãy phân biệt bệnh Bazodo với bệnh bướu cổ do thiếu iot?
Trả lời:
*Bệnh bazodo:
- Nguyên nhân: do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hormone làm tăng cường trao đổi chất, tăng tiêu dùng oxi.
- Hậu quả: nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
- Giải pháp: Hạn chế ăn thức ăn có iot.
*Bệnh bướu cổ:
- Nguyên nhân: Khi thiếu iot trong khẩu phần ăn hằng ngày, tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hormone thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến gây bệnh bướu cổ.
- Hậu quả: Tuyến nở to, gây bướu cổ. Trẻ em bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não kém phát triển. Người lớn, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém.
- Giải pháp: Cần bổ sung đủ iot vào thành phần thức ăn.
Câu 3. Những tác nhân nào ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hormone của các cơ quan? Cơ thể phụ nữ khi bị rối loạn hormone sẽ có ảnh hưởng như thế nào?
Trả lời:
- Các tác động bên trong và cả bên ngoài như bệnh tật, rối loạn di truyền, tuổi tác, môi trường ô nhiễm,... đều gây ảnh hưởng ít nhiều tới chức năng sản xuất hormone của các cơ quan.
- Tình trạng rối loạn hormone (bao gồm cả dư thừa và thiếu hụt) chỉ cần có sự thay đổi bất thường mặc dù rất nhỏ cũng có khả năng dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe con người, nhất là phụ nữ. Ví dụ, nếu một người phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố nữ thì sẽ có những biểu hiện như sau:
- Da nổi nhiều mụn;
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt;
- Huyết áp gia tăng một cách bất thường;
- Giảm ham muốn tình dục;
- Tâm trạng trở nên khó chịu, bứt rứt, lo âu, dễ thay đổi tâm trạng, cảm xúc;
- Thường xuyên mắc phải các bệnh phụ khoa.
Câu 4. Trình bày cách để duy trì trạng thái cân bằng đường huyết trong cơ thể đối với những người mắc bệnh tiểu đường?
Trả lời:
- Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, cân đối, lựa chọn thực phẩm có chứa GI thấp.
- Tập thể dục với lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp và duy trì đều đặn
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái...
- Thường xuyên theo dõi đường huyết.
- Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ khi uống thuốc điều trị.