Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều Bài 36. Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 36. Da và điều hòa thân nhiệt ở người. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 cánh diều.

BÀI 36. DA VÀ HỆ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT Ở NGƯỜI

(16 CÂU)

1. Nhận biết (6 câu)

Câu 1. Trình bày cấu tạo sơ lược và chức năng của các lớp cấu tạo da?

Trả lời:

- Các lớp cấu tạo của da: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

- Chức năng của các lớp cấu tạo của da:

  • Lớp biểu bì: có chức năng bảo vệ
  • Lớp bì: có chức năng xúc giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt.
  • Lớp mỡ dưới da: Có chức năng cách nhiệt và bảo vệ.

Câu 2. Nêu khái niệm thân nhiệt? Việc đo thân nhiệt có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Khái niệm: Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể.

- Việc đo thân nhiệt sẽ giúp chúng ta bước đầu chuẩn đoán bệnh. Nếu thân nhiệt duy trì mức 36,3 – 37,3 độ thì cơ thể bình thường. Nếu thân nhiệt ở dưới 36 độ hoặc từ 38 độ trở lên thì cơ thể đang trong trạng thái không bình thường.

Câu 3: Trình bày vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt

Trả lời:

  • Da tiếp nhận cảm giác, bài tiết.
  • Hệ thần kinh điều hòa sự sinh nhiệt, điều hòa co dãn mạch máu dưới da, điều khiển tăng giảm tiết mồ hôi, co duỗi chân lông, từ đó điều tiết sự tỏa nhiệt.

Câu 4. Nêu vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người?

Trả lời:

- Vai trò: Thân nhiệt duy trì ổn định giúp các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường. Nếu thân nhiệt dưới 35°C hoặc trên 38 °C thì tim, hệ thần kinh và các cơ quan khác có thể bị rối loạn, ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.

- Cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định: Trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi nhận thín hiệu thân nhiệt nóng hoặc lạnh, sẽ điều khiển các quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt thích hợp.

+ Khi thân nhiệt tăng, kích hoạt cơ thể làm mát: mao mạch dãn, tăng tiết mồ hôi, cơ dựng lông dãn -> tăng thải nhiệt.

+ Khi thân nhiệt giảm, kích hoạt cơ thể làm ấm: ngừng tiết mồ hôi, cơ dựng lông co -> Run cơ, tăng trao đổi chất.

Câu 5. Trình bày một số phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể. Nêu biện pháp chống cảm nóng, cảm lạnh.

Trả lời:

Phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể bằng việc sử dụng các phương tiện:

+ Chống nóng: nhà cửa, quần áo mỏng, quạt máy, điều hòa, cây xanh…

+ Chống lạnh: nhà cửa, quần áo ấm, điều hòa, lò sưởi…

Biện pháp chống cảm nóng, cảm lạnh:

+ Chống cảm nóng: mặc trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi; sử dụng mũ, nón; uống đủ nước…

+ Chống cảm lạnh: mặc trang phục dày chất liệu giữ nhiệt tốt; ăn uống đầy đủ; uống nước ấm…

Câu 6. Trình bày các bước sơ cứu người bị cảm nóng và cảm lạnh

Trả lời:

Sơ cứu người cảm nóng:

  • Bước 1. Di chuyển đến nơi thoáng mát.
  • Bước 2. Gọi cấp cứu 115
  • Bước 3. Hạ nhiệt toàn thân (cởi bớt quần áo, làm mát tức thì, cho uống nước, chườm khăn ở nách, cổ…)

Sơ cứu người cảm lạnh:

  • Bước 1. Di chuyển đến nơi khô ráo, ấm áp
  • Bước 2. Gọi cấp cứu 115
  • Bước 3. Tăng nhiệt toàn thân (cởi hết quần áo ướt, mặc quần áo ấm và trùm chăn, uống nước ấm hoặc cháo ấm).

2. Thông hiểu (4 câu)

Câu 1. Giải thích vì sao giữ gìn vệ sinh môi trường cũng là một biện pháp bảo vệ da.

Trả lời:

Giữ gìn vệ sinh môi trường cũng là một biện pháp bảo vệ da vì khi giữ môi trường trong sạch sẽ làm giảm bụi bẩn, chất gây kích ứng da -> giảm vi khuẩn, bụi bẩn và nấm từ bên ngoài bám vào da.

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để được nội dung đúng:

Da có chức năng bảo vệ cơ thể, (1)... các yếu tố bất lợi của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của (2)..., chống thấm nước và mất nước. Da tham gia điều hoà (3)... nhờ hoạt động của tuyến (4)..; hoạt động co, dãn của mạch máu dưới da; co, dãn (5)....

Trả lời:

1 – chống lại,         2 – vi khuẩn,

3 – thân nhiệt,       4 – mồ hôi,             5 – chân lông.

Câu 3. Điền vào chỗ trống bằng cách sử dụng từ hoặc cụm từ gợi ý sau: não, Da, toả nhiệt, tuyến mồ hôi, thân nhiệt

(1)... có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt. Nếu nhiệt độ môi trường hay (2)... tăng cao, (3)... sẽ gửi tín hiệu đến mao mạch và (4)... nằm ở da, kích thích sự dãn mạch và tăng tiết mồ hôi, tăng (5)....

Trả lời:

1 – Da,               2 – thân nhiệt,

3 – não,              4 – tuyến mồ hôi,              5 – toả nhiệt.

Câu 4. Tại sao chị em phụ nữ muốn có làn da căng khỏe không nên lạm dụng quá nhiều kem phấn để trang điểm?

Trả lời:

Đa phần các sản phẩm kem phấn chỉ có tác dụng trang điểm, che phủ chứ không hề có tính chất dưỡng da. Vì thế, nếu bạn dùng chúng quá nhiều, quá dày thì không chỉ khiến da mặt thiếu tự nhiên mà còn làm bít tắc lỗ chân lông, bài tiết mồ hôi, trao đổi chất khó khăn hơn. Từ đó dễ sinh ra mụn, thậm chí là sẹo, rỗ mặt nếu không điều trị cẩn thận.

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1. Vì sao cần phải chăm sóc da? Chỉ ra các cách chăm sóc da hiệu quả?

Trả lời:

- Cần phải chăm sóc da vì da chính là cơ quan thường xuyên và liên tục tiếp xúc với môi trường. Vì vậy, nếu không giữ vệ sinh cho da, chúng ta có thể mắc các bệnh như viêm da, ghẻ lở, hắc lào…

- Các cách chăm sóc da hiệu quả:

  • Sinh hoạt điều độ, ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước.
  • Thường xuyên vệ sinh da, chăm sóc da đúng cách.
  • Hạn chế đưa tay lên mặt, hạn chế nặn mụn bằng tay.
  • ……………

Câu 2. Bạn bè hoặc người thân em thường gặp những bệnh nào liên quan đến da. Nêu biện pháp để giúp các bệnh đó cải thiện nhanh?

Trả lời:

Tên bệnh

Biện pháp

Viêm da cơ địa

- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Cần sử dụng dưỡng ẩm thường xuyên nhằm tránh để da khô.

- Tắm hằng ngay, tắm không quá 10 phút và không nên tắm nước quá nóng.

- Tránh các yếu tố làm nặng là hương liệu, xà phòng, rửa tay thường xuyên, bụi mạt nhà.

Nổi mề đay – mẩn ngứa

- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Mặc quần áo thoải mái

- Làm mát khu vực bị nổi mẩn bằng vòi sen, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da loại nhẹ.

- Tránh các thức ăn, đồ uống gây dị ứng.

- Hạn chế tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh

Zona thần kinh

- Giữ cho vùng da sạch sẽ, khô ráo và thông thoáng

- Hạn chế chà sát, cào gãi vùng da tổn thương.

- Mặc quần áo rộng để tránh tổn thương thêm da.

- Không đắp các chất lạ hoặc lá lên vùng da tổn thương.

- Hạn chế căng thẳng trong cuộc sống

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, tập luyện thể dục

Câu 3. Trình bày hiểu biết của em về các phương pháp ghép da tự thân, ghép da đồng loài và ghép da dị loài.

Trả lời:

- Ghép da tự thân là phẫu thuật lấy da rời, ghép tự do lên diện khuyết da của cùng một cơ thể. Các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ lấy da mỏng, lấy da dày tách bỏ mỡ dưới da đặt lên diện mất da, cố định vào nơi nhận, gối gạc.

- Ghép da đồng loài sử dụng da người cho (thường là từ những người đã chết). Ghép da đồng loài được sử dụng cho các bệnh nhân bị bỏng rộng hoặc các tình trạng khác gây mất da rộng mà bệnh nhân không có đủ da lành để cung cấp cho việc ghép. Ghép da đồng loài có thể được sử dụng để che phủ các vùng mất da rộng và làm giảm sự mất dịch và protein và ngăn ngừa nhiễm trùng xâm lấn.

- Ghép khác loài, hay còn gọi là ghép dị loài (xeno transplantation) là phương pháp ghép hoặc cấy tế bào sống, cơ quan hoặc mô từ nguồn động vật vào cơ thế người.

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1. Nam cùng đám bạn rủ nhau đi chơi đá bóng lúc giữa trưa trời nắng gắt. Đang mải chạy theo quả bóng, Nam cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, chân tay rã rời rồi ngã lăn ra sân. Trong trường hợp trên, Nam đã gặp vấn đề gì, các bạn trong nhóm cần xử lí như thế nào?

Trả lời:

- Nam trong trường hợp trên bị cảm nắng do vận động mạnh giữa nắng dẫn đến quá sức.

- Cách xử lí cho bạn Nam khi bị cảm nắng: Đầu tiên, bê Nam vào khu vực mát mẻ, đặt Nam nằm và kê chân. Sau đó, nới lỏng quần áo, lau người bằng nước ấm và quạt để tăng sự bốc hơi. Cho Nam uống nước nếu Nam còn tỉnh táo và theo dõi sức khỏe. Nếu Nam bị nhẹ và dần hồi phục thì đợi sức khỏe bạn ổn định hơn thì đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Nếu tình trạng Nam chuyển sang diễn biến xấu cần gọi ngay 115 được được cấp cứu kịp thời.

Câu 2. Quan sát hình sau và cho biết đây là bệnh gì? Hãy chia sẻ những điều em biết về căn bệnh đó?

Trả lời:

- Bệnh trong hình trên là bệnh vẩy nến.

- Một số thông tin về bệnh vẩy nến:

  • Bệnh vẩy nến là một bệnh viêm có biểu hiện rõ nhất là các sẩn và mảng đỏ, ranh giới rõ bao phủ bởi các vẩy da trắng bạc.
  • Nguyên nhân: Các tác nhân kích thích thông thường bao gồm chấn thương, nhiễm trùng và một số loại thuốc nhất định.
  • Triệu chứng và dấu hiệu bệnh: Tổn thương không có triệu chứng hoặc ngứa và thường ở trên da đầu, bề mặt tiếp xúc của khuỷu tay và đầu gối, xương chậu, mông (thường là khe mông) và bộ phận sinh dục. Móng tay, lông mày, nách, rốn…

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay