Kênh giáo viên » Vật lí 8 » Giáo án ngắn gọn vật lí 8 kết nối tri thức dùng để in

Giáo án ngắn gọn vật lí 8 kết nối tri thức dùng để in

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Vật lí 8 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn vật lí 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn vật lí 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn vật lí 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn vật lí 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn vật lí 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn vật lí 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn vật lí 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn vật lí 8 kết nối tri thức dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

GIÁO ÁN NGẮN GỌN VẬT LÍ 8 KẾT NỐI TRI THỨC BÀI MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG V: ĐIỆN 

BÀI 22: MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Vẽ được sơ đồ mạch điện với các kí hiệu thiết bị điện.
  • Mắc được mạch điện đơn giản với pin, công tắc, bóng đèn
  • Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung
  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về mạch điện đơn giản
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm tìm hiểu cấu tạo và các hoạt động của chiếc đèn pin thường dùng, vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách mắc mạch điện đơn giản để trang trí gồm pin, dây nối, bóng đèn, công tắc.
  • Năng lực riêng
  • Vẽ được sơ đồ mạch điện với các kí hiệu thiết bị điện.
  • Mắc được mạch điện đơn giản với pin, công tắc, bóng đèn.
  • Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện
  1. Phẩm chất
  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
  • Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8.
  • Bộ thí nghiệm thực hành theo nhóm, gồm: pin, bóng đèn pin, công tắc, dây dẫn để mắc mạch điện.
  • Các thiết bị điện: nguồn điện, bóng đèn, dây dẫn, công tắc điện, điện trở, chuông điện, điốt, động cơ điện, biến trở, cầu chì
  • Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến sơ đồ mạch điện

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học
  3. Nội dung: GV giới thiệu với HS các thiết bị: pin, bóng đèn, công tắc, dây dẫn, đặt vấn đề để đi đến khái niệm mạch điện
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho vấn đề nghiên cứu GV đưa ra
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu với HS các thiết bị: một pin, một bóng đèn pin, một công tắc, các đoạn dây nối.

- GV đặt câu hỏi: “Làm cách nào để bóng đèn pin phát sáng?”

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV để HS tự do phát biểu, nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Bài 22: Mạch điện đơn giản

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu mạch điện và các bộ phận của mạch điện

  1. Mục tiêu: HS nhận biết kí hiệu các bộ phận của mạch điện; vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản
  2. Nội dung: GV giới thiệu các bộ phận của mạch điện và kí hiệu các thiết bị điện (Bảng 22.1 SGK). GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm tìm hiểu về mạch điện và các bộ phân của mạch điện thông qua việc thực hiện các yêu cầu trong phần hoạt động trong SGK
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả tìm hiểu về mạch điện và các bộ phận của mạch điện
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu các bộ phận của mạch điện, kí hiệu các thiết bị điện (Bảng 22.1 SGK)

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm thực hiện các yêu cầu trong phần hoạt động (SGK – tr92)

- Chú ý: Khi HS làm việc nhóm, GV quan sát, giúp đỡ, giải quyết thắc mắc, uốn nắn sai lệch, động viên HS.

- GV kết luận về mạch điện và các bộ phận của mạch điện

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi tìm hiểu về mạch điện và các bộ phận của mạch điện

- HS làm việc nhóm thực hành lắp sơ đồ mạch điện đơn giản

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Mạch điện và các bộ phận của mạch điện

Bảng 22.1 (SGK – tr91, 92)

Trả lời hoạt động (SGK – 92)

HĐ1.

HĐ2.

Tên các thiết bị được đánh số từ (1) đến (4) ở sơ đồ mạch điện là

(1) – nguồn điện

(2) – công tắc mở

(3) – bóng đèn

(4) – điện trở

HĐ3.

- HS mắc mạch điện theo sơ đồ

- Nếu đèn không sáng kiểm tra một vài yếu tố sau:

+ Kiểm tra pin còn điện hay hết ⇒ Nếu hết: thay pin mới.

+ Kiểm tra bóng đèn còn dây tóc hay đứt ⇒ Nếu bóng hỏng: thay bóng mới.

+ Kiểm tra các đoạn dây nối có chỗ nào bị hở không, các chốt cắm, mấu nối đã chặt chưa,…. ⇒ Nếu chưa thì chỉnh lại cho mạch kín hoặc thay dây khác.

HĐ4.

* Kết luận

- Mạch điện đơn giản gồm: nguồn điện, dây nối, công tắc, thiết bị điện tiêu thụ năng lượng điện.

- Quy ước chiều dòng điện trong mạch điện: chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây nối và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.

Hoạt động 2. Tìm hiểu công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện

  1. Mục tiêu: HS công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện
  2. Nội dung: GV giới thiệu về cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện, tổ chức cho HS thảo luận trả lời câu hỏi nêu rõ công dụng của tường theiets bị ở mạng điện gia đình HS
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả tìm hiểu công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV  - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thuyết trình, kết hợp minh hoạ bằng hiện vật về cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện

- GV yêu cầu HS nêu rõ công dụng của từng thiết bị ở mạng diện gia đình HS (Cầu chì ở vị trí nào? Công dụng của nó là gì?...)

- GV gọi một số HS phát biểu, yêu cầu mô tả cụ thể mạng điện gia đình có những thiết bị nào, đặt ở vị trí nào, để làm gì.

* Lưu ý: HS trả lời câu hỏi của mục này tùy theo ngữ cảnh gia đình mình

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe thuyết trình của GV, hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Với mỗi câu hỏi, GV mời đại diện HS 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời của mình

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo

II. Công dụng của cầu chì, câu dao tự động, rơle, chuông điện

* Trả lời câu hỏi (SGK – tr93, 94)

Thiết bị điện

Công dụng

Vị trí lắp

Cầu chì

Bảo vệ thiết bị điện khác trong mạch điện không bị hỏng khi dòng điện trong mạch đột ngột tăng quá mức.

Mắc nối tiếp với các thiết bị điện

Cầu dao tự động

Tự động ngắt mạch điện để các thiết bị điện không bị hỏng khi dòng điện đột ngột tăng quá mức.

Mắc ngay sau đầu vào của mạng điện lưới đưa vào từng hộ gia đình hoặc ở từng tầng của căn hộ.

Rơle

Điều khiển đóng, ngắt mạch điện.

Được lắp trong mạch điện của các thiết bị điện

Chuông điện

Phát ra âm thanh khi có dòng điện chạy qua

Thường được đặt ở cửa nhà.

* Kết luận

Cầu chì, cầu dao tự động, rơle có tác dụng bảo vệ mạch điện, chuông điện có tác dụng phát tín hiệu bằng âm thanh.

Hoạt động 3: Ghi nhớ, tổng kết

  1. Mục tiêu: HS hệ thống lại các nội dung đã được học trong bài
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS tự nhắc lại các nội dung quan trọng đã học trong bài
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả hệ thống kiến thức trọng tâm về sơ đồ mạch điện
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tự nhắc lại các nội dung quan trọng trong bài học.

- GV chốt lại các nội dung kiến thức trọng tâm được thể hiện trong mục “Em đã học”:

+ Mạch điện và các kí hiệu trong mạch điện

+ Công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tổng kết lại các kiến thức đã học về sơ đồ mạch điện, công dụng của cầu chì, cầu dao điện tự động, rơle, chuông điện

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện 2 – 3 HS nhắc lại các kiến thức đã học

- Các HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung tiếp theo

* TỔNG KẾT

·        Mạch điện đơn giản gồm nguồn điện, dây nối, công tắc và các thiết bị điện tiêu thụ năng lượng điện.

·        Quy ước chiều dòng điện trong mạch điện là chiều từ cực dương của nguồn điện qua dây nối và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.

·        Cầu chì, cầu dao tự động, rơle có tác dụng bảo vệ mạch điện, chuông điện có tác dụng phát tín hiệu bằng âm thanh.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kiến thức được học để làm các bài tập liên quan đến mạch điện đơn giản
  3. Nội dung: GV chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm để HS luyện tập
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra đáp án đúng cho các câu hỏi về mạch điện đơn giản

=> Xem nhiều hơn: 

  1. Tổ chức thực hiện :

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm cho HS

Câu 1: Sơ đồ của mạch điện là gì?

  1. Là ảnh chụp mạch điện thật.
  2. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.
  3. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.
  4. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ

Câu 2: Trong một mạch điện kín, để có dòng điện chạy trong mạch thì trong mạch điện nhất thiết phải có bộ phận nào sau đây?

  1. Cầu chì B. Bóng đèn  C. Nguồn điện        D. Công tắc

Câu 3: Trong các sơ đồ dưới đây sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?

Câu 4: Cầu chì có công dụng gì?

  1. Cung cấp năng lượng điện cho các dụng cụ điện hoạt động
  2. Cảnh báo sự cố xảy ra với mạch điện
  3. Bảo vệ an toàn cho đồ dùng điện và mạch điện
  4. Điều khiển đống, ngắn mạch điện tự động

Câu 5: Đâu là thiết bị điện ứng dụng hoạt động của nam châm điện?

  1. Cầu chì B. Cầu dao tự động C. Chuông điện      D. Rơ le

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ lại kiến thức đã học, suy nghĩ, tìm câu trả lời

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

C

B

C

C

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đối chiếu đáp án, nhận xét, đánh giá.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã vào áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
  2. Nội dung: GV phát PHT cho HS, HS suy nghĩ hoàn thành bài tập
  3. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS
  4. Tổ chức thực hiện :

...

 

Giáo án ngắn gọn vật lí 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn vật lí 8 kết nối tri thức dùng để in

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in vật lí 8 kết nối tri thức, tải giáo án lí 8 kết nối tri thức bản chuẩn, soạn ngắn gọn khoa học tự nhiên vật lí 8 kết nối tri thức bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án vật lí 8 kết nối tri thức dùng để in

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay