Nội dung chính Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí Kết nối tri thức bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí sách công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức
BÀI 11. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CƠ KHÍ
I. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CƠ KHÍ
- Quá trình sản xuất cơ khí là quá trình con người tác động vào vật liệu cơ khí thông qua các công cụ sản xuất để tạo thành các sản phẩm hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống.
- Quá trình sản xuất cơ khi thường gồm nhiều bước. Mỗi bước tương ứng với nhiều công đoạn được thực hiện ở các nhà máy, phân xưởng, bộ phận,… chức năng chuyên môn khác nhau.
accmà quá trình sản xuất cơ khí sẽ có thể khác nhau. Hình 11.2 trình bày sơ đồ tổng quát của quá trình sản xuất cơ khí.
II. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CƠ KHÍ
Chế tạo phôi
- Phôi là một thuật ngữ kĩ thuật có tính chất quy ước để chỉ đối tượng đầu vào của một quá trình sản xuất.
- Một đối tượng có thể là sản phẩm của một quá trình sản xuất này nhưng nó có thể được coi là phôi hoặc bản thành phẩm trong một quá trình sản xuất khác.
- Yêu cầu: Để đảm bảo đầu vào cho các bước tiếp theo, phôi cần đảm bảo các yêu cầu về vật liệu, hình dáng hình học và cơ tín,…
- Kiểm tra phôi: Có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra chất lượng như kiểm tra ngoại quan về hình dáng, kích thước... kiểm tra chất lượng bên trong như rỗ khí ứng suất dư,… để kiểm tra phôi sau khi được chế tạo.
Gia công tạo hình sản phẩm
- Bản chất quá trình gia công tạo hình sản phẩm là quá trình sử dụng các phương pháp gia công vật liệu tác động vào phôi để tạo thành các chi tiết, sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật về hình dáng, kích thước, độ nhẵn bóng bề mặt,…
- Yêu cầu của quá trình gia công tạo hình sản phẩm: cần lựa chọn được phương pháp gia công, phối hợp các phương pháp gia công khác nhau để đạt được các yêu cầu kĩ thuật, hiệu quả kinh tế.
- Kiểm tra trong giai đoạn này được tiến hành bằng cách sử dụng các thiết bị đó như: panme, thước cặp, đồng hồ đo,…để đo và đánh giá các thông số như kích thước, hình dạng, vị trí tương quan, độ bóng bề mặt,...
Xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết
- Bản chất: là quá trình sử dụng các biện pháp kĩ thuật khác nhau để thay đổi cơ tính và chất lượng bề mặt của chi tiết nhằm đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết và sản phẩm cơ khi.
- Yêu cầu: đảm bảo cơ tính như độ cứng, chiều sâu lớp cứng, độ lớn và chiều của ứng suất dư; đảm bảo chất lượng bề mặt như độ nhẵn bóng hoặc chất lượng của lớp bảo vệ.
- Kiểm tra: Có thể sử dụng các phương pháp như máy đo độ cứng, máy đo nhám bề mặt,...để kiểm tra chất lượng sản phẩm sau xử lí.
- Một số phương pháp xử lí cơ tình và bảo vệ bề mặt chi tiết.
+ Xử lí cơ tinh: tuỳ theo yêu cầu cơ tính cần đạt có thể sử dụng một số phương pháp xử lí nhiệt như tôi, ram, ủ,… hoặc bằng phương pháp hoá học như thấm carbon, cyanide.
+ Xử lí bảo vệ bề mặt: Một số phương pháp xử lí bảo vệ bề mặt phổ biến là sơn, mạ kim loại,…
Lắp ráp sản phẩm
- Bản chất: các chi tiết máy sau khi được gia công xong trong phân xưởng cơ khí được liên kết lại với nhau để tạo thành sản phẩm hoàn thiện. Quá trình lắp ráp liên quan chặt chẽ với quá trình gia công tạo hình vì gia công các chi tiết càng chính xác thì việc lắp ráp cũng sẽ nhanh, dễ dàng và ít sửa chữa.
- Yêu cầu: đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm sau lắp cũng như năng suất lắp ráp.
- Kiểm tra: các sản phẩm lắp được kiểm tra chất lượng vị trí tương quan giữa các chi tiết bằng các dụng cụ và kĩ thuật đo thích hợp.
- Một số phương pháp tập ráp áp dụng
+ Phương pháp lắp lẫn hoàn toàn.
+ Phương pháp lắp chọn.
+ Phương pháp lắp sửa.
Đóng gói sản phẩm
- Bản chất: là công đoạn nhằm bao bọc, cố định vị trí của sản phẩm trong các vật chứa phục vụ cho công tác bảo quản, vận chuyển an toàn, tiện lợi.
- Một số yêu cầu cho công đoạn đóng gói như:
+ Bảo vệ sản phẩm dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như: môi trường, vận chuyển,...
+ Thuận tiện cho quá trình vận chuyển.
+ Không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
- Một số phương pháp đóng gói thường gặp:
+ Đóng gói thủ công: được thực hiện bằng tay.
+ Đóng gói tự động, thực hiện bằng các máy tự động, robot công nghiệp....
=> Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 11: Quá trình sản xuất cơ khí