Nội dung chính Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 2 Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2 Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm) sách ngữ văn 11 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM THƠ
I. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM THƠ
- Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ ( tác giả, vị trí của bài thơ, li do lựa chọn bài thơ)
- Xác định rõ trọng tâm vấn đề được bàn luận trong bài viết (cấu tứ độc đáo của bài thơ và sự chi phối của nó đến hệ thống hình ảnh)
- Xem xét vấn đề một cách toàn diện theo từng khía cạnh cụ thể với những lí lẽ, bằng chứng xác đáng
- Đánh giá được nét đặc sắc về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ cũng như giá trị của chúng trong việc thể hiện những khám phá mới về con người và cuộc sống.
II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN THAM KHẢO
- Bài thơ được phân tích giới thiệu một cách linh hoạt, nhẹ nhàng nhưng nói ngay được về tài mà bài thơ thể hiện
- Tác giả chọn cách phân tích bài thơ lần lượt qua từng câu
Đề bài tham khảo:
Thực hành viết theo các bước
Chuẩn bị viết
Tìm ý và lập dàn ý
+ Mở bài: Giới thiệu chung về bài thơ và xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận trong bài viết
+ Thân bài:
Cảm giác chung mà cấu tứ cùng những hình ảnh và cách diễn tả khác lạ trong bài thơ đã gợi cho người đọc.
Sự khác biệt của bài thơ này so với các bài thơ khác trên phương diện xây dựng hệ thống hình ảnh và tạo sự kết nối giữa các bộ phận cấu tạo trong bài thơ
Những khả năng hiểu khác nhau đối với một số yếu tố hình ảnh trong bài thơ
Điều được làm sáng tỏ qua việc thăm dò và thử nghiệm các cách đọc khác nhau đối với bài thơ
Sự gợi mở về cách nhìn mới đối với thế giới và con người được đề xuất từ mạch ngầm văn bản bài thơ
+ Kết bài
Khẳng định lại sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với việc đem lại cách nhìn cách đọc mới cho độc giả
III. VIẾT BÀI