Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 38, 39: Dữ liệu và thu thập dữ liệu. Bảng thống kê và biểu đồ tranh
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 38, 39: Dữ liệu và thu thập dữ liệu. Bảng thống kê và biểu đồ tranh. Bài học nằm trong chương trình Toán 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHƯƠNG IX. DỮ LIỆU VÀ XÁC SUẤT THỰC NGHIỆMBài 38. Dữ liệu và thu thập dữ liệu
Bài 39. Bảng thống kê và biểu đồ tranh
- MỤC TIÊU
- Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về thu nhập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu thông qua luyện tập các phiếu học tập.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực tư duy, sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tế.
- Năng lực đặc thù:
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Thu thập và phân loại dữ liệu, phân tích dữ liệu từ bảng số liệu. Đọc được biểu đồ tranh và lập bảng thống kê tương ứng.
- Năng lực lập luận, tư duy: Vẽ được biểu đồ tranh và biểu đồ cột từ bảng số liệu.
3.Về phẩm chất:
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo
- Bồi dưỡng hứng thú học tập, yêu thích môn toán.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Vở, nháp, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
- b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
- c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV cho HS chơi trò chơi: “Ai tinh mắt”
- GV gián lên bảng một bức tranh nhiều cảnh vật, con vật, đồ vật khác nhau. GV cho HS quan sát nhanh 10 giây. Sau đó, GV hỏi nhanh, bạn nào giơ tay trả lời đúng sẽ được cộng 1 điểm. Kết thúc trò chơi, GV tổng kết, ai có số điểm cao nhất là người chiến thắng.
Ví dụ: Trong tranh có bao nhiêu con ốc sên?
Trong tranh có mấy bạn học sinh?
- Sau khi chơi trò chơi, GV hướng dẫn HS đi vào nội dung bài ôn tập: “thu nhập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu”.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
- a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
- b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
- GV cùng HS lần lượt nhắc lại kiến thức:
I. THU THẬP, TỔ CHỨC, PHÂN LOẠI DỮ LIỆU 1. Dữ liệu thống kê Những thông tin thu thập được (như số, chữ, hình ảnh…) về một số vấn đề nào đó gọi là dữ liệu, dữ liệu dưới dạng số được gọi là số liệu. 2. Thu thập dữ liệu thống kê Có nhiều cách để thu thập dữ liệu như quan sát, làm thí nghiệm, phỏng vấn, lập phiếu hỏi … hay thu thập từ những nguồn có sẵn như sách báo, Internet… 3. Phân loại dữ liệu Các thông tin gồm nhiều loại khác nhau. Việc sắp xếp thông tin theo những tiêu chí nhất định gọi là phân loại dữ liệu. II. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU 1. Bảng số liệu Bảng số liệu là một cách trình bày dữ liệu chi tiết hơn dữ liệu thu thập ban đầu, bao gồm các hàng và các cột, thể hiện danh sách các đối tượng thống kê cùng với các dữ liệu của đối tượng đó. 2. Biểu đồ tranh Biểu đồ tranh có tính trực quan, dễ hiểu. Khi quan sát dữ liệu dưới dạng biểu đồ tranh trong nhiều trường hợp giúp ta nắm bắt thông tin nhanh chóng, từ đó có những lựa chọn hoặc ra quyết định hợp lí hơn. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp thông qua các phiếu bài tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
- c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng.
Dạng 1. Bài toán về thu thập và phân loại dữ liệu *Phương pháp giải: 1. Thu thập dữ liệu - Từ kết quả kiểm đếm suy ra số liệu - Nêu các thông tin về bảng dữ liệu 2. Phân loại dữ liệu: Từ các dữ liệu thu thập được, ta chọn các tiêu chí và phân loại dữ liệu theo các tiêu chí đã chọn. PHIẾU BÀI TẬP 1 Bài 1. Đoạn thơ sau trích trong Trường ca Nguyễn Văn Trỗi của tác giả Lê Anh Xuân: …“Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa Trường Sơn: chí lớn ông cha, Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. Mặt người sáng ánh tự hào, Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do. Bốn ngàn năm dựng cơ đồ, Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người. Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi! Việt Nam! Ta gọi tên người thiết tha”. Em hãy liệt kê tên các địa danh của nước ta xuất hiện trong đoạn thơ trên. Bài 2. Bạn Nam học lớp 6B, Nam và một số bạn khác được giao nhiệm vụ mua các món ăn sáng cho lớp trước khi đi tham quan. Nam đã lập bảng như sau: a) Từ kết quả kiểm đếm của bạn Nam, em hãy cho biết số bạn yêu thích đối với từng món ăn sáng. b) Hãy nêu ra ít nhất hai thông tin mà em biết được từ bảng trên. Bài 3. Quan sát một số biển báo giao thông sau:
Hãy chọn tiêu chí hợp lý để phân loại các biển báo giao thông trên. GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. Các địa danh xuất hiện trong đoạn thơ trên là: · Hà Giang · Trường Sơn · Cà Mau · Cửu Long Bài 2. a) Số bạn yêu thích đối với từng món ăn sáng: xôi (12 bạn), bánh mì (4 bạn), bánh bao ( 8 bạn), cơm tấm (5 bạn), bún bò (3 bài). b) Bảng trên cho chúng ta biết được dữ liệu là danh sách các món ăn sáng mà các bạn lớp 6B lựa chọn và số liệu về số lượng các bạn đã chọn với từng món ăn. Bài 3. Cách 1.
Cách 2.
|
*Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh thảo luận, tìm ra câu trả lời đúng.
Dạng 2. Phân tích dữ liệu ở bảng số liệu *Phương pháp giải: Từ các số liệu thu được ở bảng thống kê, phân tích để tìm ra vấn đề hoặc quy luật đơn giản. PHIẾU BÀI TẬP 2 Bài 1. Thị phần (phần chiếm lĩnh thị trường về một loại sản phẩm nào đó của một số cơ sở sản xuất) ti vi toàn cầu của quý III năm 2019 do TrendForce công bố được ghi lại trong bảng sau:
Đọc bảng thống kê và cho biết trong quý III năm 2019: a) Thương hiệu ti vi nào được khách hàng yêu thích nhất? Doanh số của thương hiệu ti vi đó là bao nhiêu? b) Thương hiệu ti vi nào ít khách hàng lựa chọn nhất? Doanh số của thương hiệu ti vi đó là bao nhiêu? c) Tổng số ti vi bán được trên toàn cầu của năm thương hiệu trên là bao nhiêu chiếc? Bài 2. Khi điều tra các học sinh lớp 6A về nhân vật được yêu thích trong truyện tranh Trạng tí (mỗi học sinh chọn một nhân vật), người ta thu được bảng dữ liệu sau:
a) Nhân vật nào được học sinh lớp 6A yêu thích nhất? Có bao nhiêu học sinh thích nhân vật này? b) Giữa hai nhân vật Dần và Mẹo, nhân vật nào được học sinh lớp 6A yêu thích nhiều hơn và số học sinh yêu thích nhiều hơn là bao nhiêu? c) Lớp 6A có bao nhiêu học sinh? GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. a) Samsung là thương hiệu được khách hàng yêu thích nhất. Doanh số bán được là 10,41 triệu chiếc. b) Xiaomi là thương hiệu ít được khách hàng lựa chọn nhất. Doanh số bán được là 2,75 triệu chiếc c) Trong quý III, tổng số ti vi bán được trên toàn cầu của năm thương hiệu trên là 30,02 triệu chiếc. Bài 2. a) Nhân vật Tí được học sinh lớp 6A yêu thích nhất. Có 20 học sinh thích nhân vật này. b) Giữa hai nhaann vật Dần và Mẹo, nhân vật Dần được học sinh lớp 6A yêu thích nhiều hơn và số học sinh yêu thích nhiều hơn là 2 học sinh. c) Lớp 6A có số học sinh là: 20 + 8 + 7 + 5 = 40 (học sinh). |
*Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải đọc biểu đồ tranh và lập bảng thống kê tương ứng, cho học sinh suy nghĩ, tìm ra câu trả lời đúng.
Dạng 3. Đọc biểu đồ tranh và lập bảng thống kê tương ứng *Phương pháp giải: Để đọc và mô tả dữ liệu ở dạng biểu đồ tranh, trước hết ta cần xác định một hình ảnh (hoặc biểu tượng) thay thế cho bao nhiêu đối tượng. Từ số lượng hình ảnh (hoặc biểu tượng), ta sẽ tính được số đối tượng tương ứng. PHIẾU BÀI TẬP 3 Bài 1. Cho biểu đồ tranh sau:
( = 10 học sinh, = 5 học sinh) Đọc biểu đồ tranh rồi hoàn thành bảng thống kê sau:
Bài 2. Một cửa hàng bán điện thoại lấy ý kiến đánh giá của khách hàng về thái độ phục vụ của nhân viên. Biểu đồ tranh dưới đây là kết quả đánh giá của khách hàng về thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng X trong một tuần (mỗi biểu tượng thể hiện kết quả một lần đánh giá, rất hài lòng:, hài lòng: , không hài lòng: ).
a) Có bao nhiêu lượt khách hàng đã đánh giá về thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng X trong một tuần? b) Có bao nhiêu lượt khách hàng rất hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng X trong ngày thứ Bảy? c) Có bao nhiêu lượt khách hàng không hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng X trong một tuần? GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1.
Bài 2. a) Có 18 lượt khách hàng đánh giá về thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng X trong một tuần. b) Có 3 lượt khách hàng đánh giá rất hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng X trong ngày thứ bảy. c) Có 4 lượt khách hàng đánh giá không hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng X trong một tuần. |
*Nhiệm vụ 4: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp vẽ biểu đồ tranh, cho học sinh suy nghĩ, hoàn thành phiếu học tập.
Dạng 4. Vẽ biểu đồ tranh *Phương pháp giải: Để biểu diễn dữ liệu thống kê từ bảng vào biểu đồ tranh ta thực hiện các bước sau: Bước 1. Chuẩn bị: - Chọn biểu tượng (hoặc hình ảnh) đại diện cho dữ liệu cần biểu diễn. - Xác định mỗi biểu tượng (hoặc hình ảnh) thay thế cho bao nhiêu đối tượng Bước 2. Vẽ biểu đồ tranh - Biểu đồ tranh thường gồm hai cột: + Cột 1. Danh sách phân loại đối tượng thống kê + Cột 2. Vẽ các biểu tượng thay thế đủ số lượng các đối tượng. - Ghi tên biểu đồ và các chú thích số lượng tương ứng với mỗi biểu tượng (hoặc hình ảnh) của biểu đồ tranh. PHIẾU BÀI TẬP 4 Bài 1. Cho bảng thống kê sau:
Hãy vẽ biểu đồ tranh biểu diễn số buổi vắng mặt của học sinh lớp 6A trong tuần, biết rằng mỗi biểu tượng ứng với một buổi vắng mặt của học sinh lớp 6A. Bài 2. Vẽ biểu đồ tranh để biểu diễn dữ liệu trong bảng thống kê sau:
GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1.
Bài 2.
(= 2 chiếc áo thun nam; = 1 chiếc áo thun nam) |
*Nhiệm vụ 5: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp phân tích dữ liệu ở biểu đồ tranh, cho học sinh suy nghĩ, hoàn thành phiếu học tập.
Dạng 5. Phân tích dữ liệu ở biểu đồ tranh *Phương pháp giải: - Đọc biểu đồ tranh - Phân tích các số liệu thu được ở biểu đồ tranh để tìm ra vấn đề hoặc quy luật đơn giản. PHIẾU BÀI TẬP 5 Bài 1. Cho biểu đồ tranh sau:
( = 10 chiếc xe; = 5 chiếc xe) Đọc biểu đồ tranh rồi trả lời các câu hỏi sau: a) Ngày nào cửa hàng bán được nhiều chiếc xe máy nhất? Ngày nào cửa hàng bán được ít chiếc xe máy nhất? b) Trong tuần, cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu chiếc xe máy? Bài 2. Cho biểu đồ tranh sau:
( = 10 bóng đèn = 5 bóng đèn) a) Đọc biểu đồ tranh rồi trả lời các câu hỏi sau: - Ngày nào trong tuần cửa hàng bán được nhiều bóng đèn nhất? Số lượng bóng đèn mà cửa hàng bán được trong ngày đó là bao nhiêu? - Ngày nào trong tuần cửa hàng bán được ít bóng đèn nhất? Số lượng bóng đèn mà cửa hàng bán được trong ngày đó là bao nhiêu? b) Hãy lập bảng thống kê số bóng đèn cửa hàng bán được trong tuần. c) Trong tuần, cửa hàng bán được tất cả bao nhiêu bóng đèn? Bài 3.Bạn Nam điều tra về phương tiện đến trường của các bạn học sinh lớp 6B (kể cả những phương tiện do gia đình đưa đón) và vẽ biểu đồ tranh như sau:
( = 1 học sinh) a) Đọc biểu đồ tranh rồi cho biết: - Lớp 6B có bao nhiêu học sinh đến trường bằng xe máy? - Lớp 6B có bao nhiêu học sinh đến trường bằng xe ô tô? - Trong các loại phương tiện đến trường của học sinh lớp 6B, loại phương tiện nào được sử dụng nhiều nhất? b) Lập bảng thống kê để biểu diễn dữ liệu từ biểu đồ tranh GỢI Ý ĐÁP ÁN Bài 1. a) Ngày Chủ nhật cửa hàng bán được nhiều chiếc xe nhất. Ngày thứ Tư bán được ít chiếc xe nhất. b) Trong tuần, cửa hàng bán được tất cả 145 chiếc xe máy. Bài 2. a) Ngày Chủ nhật cửa hàng bán được nhiều bóng đèn nhất. Số lượng bóng đèn mà cửa hàng bán được là 45. - Ngày thứ Tư cửa hàng bán được ít bóng đèn nhất. Số lượng bóng đèn mà cửa hàng bán được là 25. b) Bảng thống kê:
c) Trong tuần, cửa hàng bán được tất cả 240 bóng đèn Bài 3. a) Lớp 6B có 35 học sinh (18 + 12 + 5 = 35) Trong lớp 6B có 5 học sinh đến trường bằng ô tô Trong các phương tiện đến trường của học sinh lớp 6B, xe máy được sử dụng nhiều nhất (18 xe máy = 18 học sinh) b) Lập bảng thống kê:
|
- HS lần lượt suy nghĩ và đưa ra lời giải cho các phiếu bài tập.
- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức