Nội dung chính ngữ văn 8 chân trời Bài 6: Ôn tập
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Ôn tập sách ngữ văn 8 chân trời sáng tạo . Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
ÔN TẬP
I. LÝ THUYẾT
- Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường
- Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường.
- Thơ thất ngôn bát cú: Mỗi bài thơ có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. Thơ thất ngôn tứ tuyệt: Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. Thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt thể hiện qua: bố cục, luật, niêm, vần, đối.
+ Bố cục
+ Luật
+ Niêm
+ Vần
+ Nhịp
+ Đối
- Đảo ngữ
- Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi vị trí thành phần trong cụm từ, trong câu để nhấn mạnh ý nghĩ, làm cho sự diễn đạt thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.
Ví dụ: Củi một cành khô lạc mấy dòng
(Tràng Giang, Huy Cận)
- Câu hỏi tu từ
- Câu hỏi tu từ là câu hỏi không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà được sử dụng để nhấn mạnh nội dung người nói, người viết muốn gửi gắm.
Ví dụ: “Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”
- Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
- Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1:
Văn bản | Từ ngữ, hình ảnh | Mạch cảm xúc | Cảm hứng chủ đạo |
Nam quôc sơn hà | Nam quốc, Nam đế, tiệt nhiên, thiên thư, nghịch lỗ,… | Mạch cảm xúc trong bài thơ Nam quốc sơn hà đi từ niềm tự hào dân tộc đến quyết tâm chiến thắng giặc ngoại xâm. | Tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm thể hiện qua việc khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ |
Qua Đèo Ngang | Lom khom, lác đác, đau lòng, mỏi miệng, tình riêng,… | Mạch cảm xúc trong bài thơ Qua Đèo Ngang có sự vận động từ nỗi buồn giữa không gian hoang vắng đến tâm trạng nhớ nhà, nhớ nước, cô đơn, lẻ loi. | Nỗi buồn, nỗi cô đơn, lẻ loi của nhà thơ khi đứng trước khung cảnh hoang vắng, cô liêu của Đèo Ngang, chạnh lòng nhớ nhà, nhớ nước của một thời quá vãng. |
Chạy giặc | Lơ xơ, lác đác, tan bọt nước, nhuốm màu mây,…. | Mạch cảm xúc trong bài thơ Chạy giặc có sự vận động từ sự bàng hoàng, thảng thốt khi nghe tiếng súng giặc và chứng kiến cảnh loạn lạc, sang cảm xúc suy tư sâu lắng về vận mệnh dân tộc. | Sự đau đớn, xót thương cho cảnh chạy giặc của người dân và lòng mong mỏi những người có trách nhiệm đứng ra gánh vác trọng trách với nước nhà. |
Câu 2:
Bố cục chia hai phần:
- Câu 1, 2: Tả khung cảnh thiên nhiên thơ mộng
- Câu 3,4: Khắc họa hình ảnh con người ưu tư vì dân vì nước.
Niêm: Chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niêm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”.
Luật: Đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc vần bằng theo luật Đường.
Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1,2 và 4 (xa – hoa – nhà)
Nhịp: cách ngắt theo nhịp ¾ ở câu đầu “Tiếng suối trong/ như tiếng hát xa” và nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 ở các câu sau. Sự chuyển nhịp này góp phần tạo nét sinh động, duyên dáng cho bài thơ.
Câu 3:
Trong hai câu thơ của Hồ Xuân Hương xuất hiện biện pháp đảo ngữ ở cả trong cụm từ và trong câu thơ. Ở cấp độ cụm từ, tác giả đã đảo vị trí của từ “rêu” lên trước “từng đám” và đảo từ “đá” lên trước “mấy hòn” (cách diễn đạt thông thường là “từng đám rêu”, “mấy hòn đá”). Ở cấp độ câu, tác giả đã đảo vị trí của vị ngữ (xiên ngang mặt đất và đâm toạc chân mây) lên trước chủ ngữ (rêu và đá). Cách diễn đạt thông thường trong trường hợp này là: Từng đám rêu xiên ngang mặt đất/ Mấy hòn đá đâm toạc chân mây. Việc thay đổi vị trí này có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh sự vật, làm cho cách diễn đạt.
=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 6: Ôn tập