Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 5: Đo chiều dài

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Đo chiều dài. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

CHƯƠNG I - MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÀI 5 - ĐO CHIỀU DÀI

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Đơn vị đo dộ dài nước ta là đơn vị nào? Nêu một số đơn vị đo độ dài thường gặp.

Trả lời:

  • Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m.

  • Một số đơn vị đo độ dài khác thường gặp:

1 milimét (mm) = 0,001 m (1 m = 1 000 mm)

1 xentimét (cm) = 0,01 m (1 m = 100 cm)

1 đềximét (dm) = 0,1 m (1 m = 10 dm)

1 kilômét (km) = 1 000 m (1 m = 0,001 km) 

Câu 2: Kể tên một số dụng cụ đo dộ dài thường thấy.

Trả lời:

Tuỳ theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước đo khác nhau như thước thẳng, thước dây, thước cuộn,...

Câu 3: Nêu khái niệm giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN).

Trả lời:

  • GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

  • ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Câu 4: Nêu cách đo chiều dài.

Trả lời:

Để thu được kết quả đo chính xác, ta cần thực hiện các bước như sau: 

  • Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.

  • Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật hướng vuông góc với cạnh thước ở đài

  • Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.

  • Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

  • Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước.

Câu 5: Đơn vị đo thể tích thường dùng là gì?

Trả lời:

Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3) và lít (L):

1 m3 = 1000 L

1 mL = 1 cm3

Câu 6: Kể tên một số đơn vị đo độ dài khác.

Trả lời:

Một số đơn vị đo độ dài được sử dụng phổ biến là feet (ft), inch (in), yard (yd) và mile (mi).

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Trước khi đo,chúng ta cần chú ý điều gì?

Trả lời:

Trước khi đo, ta cần lưu ý đến giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước, để chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo.

Câu 2: Ngoài việc chọn dụng cụ đo phù hợp với kích thước và hình dáng của vật cần đo, chúng ta cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

Ngoài việc chọn dụng cụ đo phù hợp với kích thước và hình dáng của vật cần đo, chúng ta cần lưu ý:

  • Nên chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo một chút để chỉ đo một lần.

  • Muốn đo tới đơn vị đo nào, nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị đo đó.

 

Câu 3: Để đo các độ dài sau đây cần sử dụng đơn vị nào?

  1. a) Chiều cao của học sinh.

  2. b) Độ sâu của một hồ bơi.

  3. c) Chu vi của quả bóng bàn.

  4. d) Độ dày của cuốn sách.

  5. e) Khoảng cách giữa Hà Nội và Hạ Long.

Trả lời:

  1. a) Chiều cao của học sinh: mét (m) hoặc cm

  2. b) Độ sâu của một hồ bơi: mét (m).

  3. c) Chu vi của quả bóng bàn: xen-ti-met (cm)

  4. d) Độ dày của cuốn sách: xen-ti-met (cm) hoặc mm

  5. e) Khoảng cách giữa Hà Nội và Hạ Long: ki-lo-met (km).

3. VẬN DỤNG ( 3 câu)

Câu 1: Xác định GHĐ và ĐCNN của thước trong hình sau:

Trả lời:

  • Ta có:

  • GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

  • ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

  • Do đó: 

  • GHĐ: 10 cm

  • ĐCNN: 0,1 cm

Câu 2: Tại sao cần ước lượng chiều dài trước khi đo?

Trả lời:

Ta cần ước lượng chiều dài trước khi đo vì để chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp với độ dài cần đo.

Câu 3: Sử dụng thước đo nào là thích hợp trong các trường hợp sau?

  1. a) Một gang tay.

  2. b) Chu vi ngoài của quả cam.

  3. c) Chiều cao của học sinh.

  4. d) Đường kính trong của miệng cốc.

  5. e) Đường kính ngoài của chai nhựa

Trả lời:

  1. a) Dùng thước thẳng

  2. b) Dùng thước dây vì dễ uốn theo đồ vật

  3. c) Dùng thước cuộn vì thước cuộn cứng dễ căng và thẳng hơn khi đo.

  4. d) Dùng thước kẹp vì sử dụng thước kẹp điều chỉnh được vừa khít với đường kính trong của miệng cốc và có kèm thước đo, ta đọc sẽ được chính xác số đo.

  5. e) Dùng thước kẹp vì sử dụng thước kẹp điều chỉnh được vừa khít với đường kính ngoài của chai nhựa và có kèm thước đo, ta đọc sẽ được chính xác số đo.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Làm thế nào để đo chiều dài với độ chính xác cao?

Trả lời:

Để đo chiều dài với độ chính xác cao, bạn có thể sử dụng các thiết bị đo lường chính xác và phương pháp đo cụ thể. Các phương pháp bao gồm:

  • Sử dụng caliper: Caliper là một thiết bị đo chiều dài với độ chính xác cao, có thể đo chiều dài đối tượng với độ phân giải chính xác đến milimét.

  • Sử dụng máy đo laser: Máy đo laser sử dụng ánh sáng laser để đo chiều dài và có khả năng đo với độ chính xác cao, thường trong khoảng từ vài micromet đến milimét.

  • Sử dụng quang phổ học: Phương pháp này sử dụng sự tương tác của ánh sáng với vật liệu để đo chiều dài. Nó có thể đo chiều dài với độ chính xác rất cao, thậm chí ở mức nano.

  • Sử dụng máy quét 3D: Máy quét 3D sử dụng công nghệ quét laser hoặc quét ánh sáng cấu trúc để tạo ra mô hình ba chiều của đối tượng, cho phép đo chiều dài với độ chính xác cao.

  • Sử dụng thiết bị đo tương tác nguyên tử (AFM): AFM sử dụng đầu quét để quét qua bề mặt đối tượng và tạo ra hình ảnh với độ phân giải cực cao, cho phép đo chiều dài ở mức nguyên tử.

Câu 2: Mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng một bình chia độ.

Trả lời:

  • Bước 1: Ghi lại thể tích nước trong bình chia độ trước khi thả vật rắn vào bình, kí hiệu Vbd

  • Bước 2: Thả vật rắn vào bình chia độ, ghi lại thể tích nước, kí hiệu Vs

  • Bước 3: Lấy Vbd - Vs ta được thể tích vật rắn

Câu 3: Một trường học có 20 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ 100 lít nước. Biết giá nước hiện nay là 10000 đồng/ m3.

  1. a) Hãy tính số tiền nước mà trường học này phải trả trong một tháng (30 ngày).

  1. b) Nếu có một khóa nước ở trường học này bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1 giây và 20 giọt nước có thể tích 1 cm3. Hãy tính số tiền lãng phí do để nước bị rò rỉ trong một tháng.

Trả lời:

  1. a) Số lít nước toàn trường tiêu thụ trung bình trong 1 ngày là: 

20 x 100 = 2000 (lít)

Số lít nước toàn trường tiêu thụ trung bình trong 1 tháng là:

30 x 2000 = 60000 (lít) = 60000 dm3 = 60 m3

Số tiền nước trường phải trả trong một tháng là:

60 x 10000 = 600000 (đồng)

  1. b) Một ngày có 24 giờ = 86400 giây

Số giọt rỉ trong một ngày là: 86400 x 2 = 172800 (giọt)

Thể tích nước bị rỉ trong một ngày là: 172800 : 20 = 8640 cm3 = 0,00864 m3

Thể tích nước bị rỉ trong một tháng là: 0,00864 x 30 = 0,2592 m3

Số tiền lãng phí do nước bị rò rỉ trong một tháng là: 

0,2592 x 10000 = 2592 (đồng)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay