Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 40: Lực là gì
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 40: Lực là gì. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
CHƯƠNG VIII - LỰC TRONG ĐỜI SỐNG
BÀI 40 - LỰC LÀ GÌ?
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Nêu khái niệm lực.
Trả lời:
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, chúng ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác được gọi là lục.
Câu 2: Nêu đơn vị và dụng cụ đo lực.
Trả lời:
Đơn vị đo lực là niuton, kí hiệu là N. Lực được đo bằng lực kế.
Câu 3: Nêu khái niệm lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.
Trả lời:
Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc nhau được gọi là lực tiếp xúc.
Có những lực xuất hiện giữa hai vật không tiếp xúc nhau, những lực như vậy được gọi là lực không tiếp xúc.
Câu 4: Lực có mối quan hệ gì với chuyển động của vật?
Trả lời:
Lực có tác dụng làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động của vật.
Câu 5: Lực có mối quan hệ gì với hình dạng của vật?
Trả lời:
Lực có thể làm biến dạng vật.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Em hãy nêu một ví dụ về lực làm vật đứng yên thì chuyển động.
Trả lời:
Ví dụ: Cầu thủ đang sút bóng, lực do chân cầu thủ tác dụng vào quả bóng làm quả bóng đang đứng yên chuyển động.
Câu 2: Em hãy nêu một ví dụ về lực không tiếp xúc.
Trả lời:
Lực mà nam châm hút các vật làm bằng sắt, thép là một ví dụ về lực không tiếp xúc.
Câu 3: Em hãy nêu một ví dụ về lực làm thay đổi hướng chuyển động của vật.
Trả lời:
Ví dụ: Người chơi tenis: Lực từ vợt làm thay đổi hướng chuyển động của quả bóng.
Câu 4: Em hãy nêu một ví dụ về lực tiếp xúc.
Trả lời:
Ví dụ: Người thợ rèn dùng búa đập vào thanh thép đã được nung nóng. Lực do búa tác dụng làm biến dạng thanh thép.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Một vận động viên bóng rổ đang chuyền bóng cho đồng đội của mình. Lực nào đã xuất hiện trong quá trình đó.
Trả lời:
Lực xuất hiện trong quá trình đó là lực đẩy.
Câu 2: Em hãy nêu một ví dụ vật này tác dụng đẩy hay kéo lên vật kia.
Trả lời:
Ví dụ: Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh, con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày, người thủ môn bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng.
Câu 3: Nêu một số ứng dụng của lò xo trong thực tiễn mà em biết.
Trả lời:
Một số ứng dụng của lò xo trong thực tiễn: Dây cót đồng hồ, kẹp quần áo, loa phóng thanh, bút bi,...
Câu 4: Khi buộc tóc, em cần kéo dãn dây buộc. Hãy mô tả sự thay đổi hình dạng của dây buộc tóc khi chịu lực tác dụng.
Trả lời:
Lực kéo do tay ta tác dụng vào dây buộc tóc đã làm dây buộc tóc bị dãn ra, khiến dây buộc tóc thay đổi hình dạng.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Lực không tiếp xúc được áp dụng trong lĩnh vực y tế?
Trả lời:
Chẩn đoán hình ảnh y tế: Sử dụng từ hệ thống siêu âm, cắt lớp (CT) và cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) để tạo hình ảnh cơ thể mà không cần tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân → giúp các chuyên gia y tế chẩn đoán một cách hiệu quả mà không cần xâm lấn.
Điều trị bằng laser: sử dụng tia laser để điều trị những vùng bệnh một cách không xâm lấn, có thể được sử dụng để giảm đau và điều trị một số bệnh hoặc dùng trong thẩm mỹ.
Siêu âm dưới da (subcutaneous ultrasound): sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và mô bên dưới da, thường được sử dụng để chẩn đoán và theo dõi các tình trạng như ung thư vú, bệnh gan và bệnh thận.
Hệ thống theo dõi từ xa (Remote Monitoring Devices): Các thiết bị y tế không tiếp xúc hoặc các thiết bị theo dõi sức khỏe từ xa giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp.
Câu 2: Trong các thiết bị công nghiệp hiện đại như máy bay hoặc xe hơi, lực không tiếp xúc được ứng dụng như thế nào?
Trả lời:
Lực nâng: Trong máy bay và xe hơi, lực không tiếp xúc được sử dụng để tạo ra lực nâng, giúp động cơ có thể vượt qua trọng lực và bay lên không trung.
Lực cản: Dùng để tạo ra phanh, giúp máy bay hoặc xe hơi có thể giảm tốc độ hoặc dừng lại một cách an toàn.
Truyền động: Trong hệ thống cơ khí của máy bay và xe hơi, lực không tiếp xúc được sử dụng để truyền động từ động cơ đến bánh xe hoặc cánh quạt, đảm bảo phương tiện chuyển động và vận hành hiệu quả.
Hệ thống treo: Để giữ phương tiện ổn định khi di chuyển trên mọi loại địa hình.
Hệ thống thủy lực: Để điều khiển và vận hành các bộ phận cơ khí một cách chính xác và linh hoạt.