Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
CHƯƠNG IX - NĂNG LƯỢNG
BÀI 48 - SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
1. NHẬN BIẾT (2 câu)
Câu 1: Em hiểu thế nào về sự chuyển hóa năng lượng?
Trả lời:
Trong mọi hoạt động, đều có sự chuyển năng lượng từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.
Câu 2: Trình bày nội dung của định luật bảo toàn năng lượng.
Trả lời:
Nội dung của định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra và không tự mất đi. Năng lượng chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Nêu một ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng trong hoạt động thể thao.
Trả lời:
Một quả bóng rổ được ném lên cao, sau khi đạt đến điểm cao nhất, nó rơi xuống mặt đất, rồi nảy lên. Khi bóng đi lên, động năng chuyển hoá thành thế năng. Khi bóng rơi xuống, thế năng chuyển hoá thành động năng. Khi bóng chạm mặt đất và phát ra tiếng động, một phần năng lượng chuyển hoá thành nhiệt năng và năng lượng âm.
Câu 2: Kể tên một số thiết bị trao đổi nhiệt mà em biết.
Trả lời:
Một số thiết bị trao đổi nhiệt mà em biết: máy sưởi, tủ lạnh, điều hoà không khí,...
Câu 3: Em hãy tìm hiểu và nêu một ví dụ về định luật bảo toàn năng lượng.
Trả lời:
Ví dụ: Khi bật đèn điện, năng lượng điện chuyển thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. Trong đó, năng lượng ánh sáng là năng lượng có ích, năng lượng nhiệt là năng lượng hao phí. Người ta đã chứng minh tổng năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt bằng năng lượng điện.
Câu 4: Hiện tượng năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?
Trả lời:
Hiện tượng năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống như chế tạo các động cơ nhiệt, các động cơ điện, đèn thắp sáng, ...
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Khi chạm vào đồ nóng, một số người có phản ứng đưa tay chạm vào dái tai. Em hãy giải thích lí do.
Trả lời:
Vì lớp da mềm bao quanh tai của chúng ta có rất ít các đầu dây thần kinh, khiến chúng phần lớn không có khả năng cảm nhận được sức nóng đã vượt qua các bộ phận khác đã cảm nhận được. Hơn nữa, mô mỡ và sụn trong dái tai của bạn là những chất dẫn nhiệt tốt
Nó tốt đến mức có thể ngăn nhiệt phá hủy các tế bào ở đầu ngón tay, ngăn không cho cơn đau kích hoạt ngay lập tức. Do đó, khi bạn giật nhanh tay hoặc bất cứ bộ phận nào bạn bị bỏng chạm vào dái tai, bạn không những không cảm thấy đau nhói mà còn có thể truyền nhiệt đó ra ngoài cơ thể.
Câu 2: Nêu một số thiết bị chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng, cơ năng, quang năng.
Trả lời:
Chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng: nồi cơm điện, bếp điện
Chuyển hóa điện năng thành cơ năng: quạt điện, máy bơm
Chuyển hóa điện năng thành quang năng: đèn điện
Câu 3: Khi hát, ta thấy giọng hát của chính mình, trong hoạt động này đã có sự chuyển hóa năng lượng nào?
Trả lời:
Khi hát, ta thấy giọng hát của chính mình, trong hoạt động này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng năng lượng cơ năng sang dạng năng lượng âm.
Câu 4: Khi một quả bóng từ trên cao rơi xuống mặt sàn và nảy lên thì không thể lên đến độ cao ban đầu. Em hãy giải thích hiện tượng đó.
Trả lời:
Một quả bóng ở trên cao có thế năng hấp dẫn. Khi rơi từ một độ cao xác định xuống dưới, quả bóng chạm vào mặt sàn và nảy lên. Nhưng nó không thể lên đến độ cao lúc đầu. Thế năng hấp dẫn của quả bóng đã giảm so với lúc đầu.
Thực tế, thế năng hấp dẫn của quả bóng giảm nhưng năng lượng không mất đi. Một phần thế năng hấp dẫn của quả bóng chuyển thành năng lượng nhiệt (truyền cho sàn nhà và không khí). Khi thế năng hấp dẫn của quả bóng chuyển hết thành năng lượng nhiệt, nó sẽ nằm yên ở mặt sàn.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Tại sao lò nhiệt điện có hiệu suất thấp hơn so với các loại lò nhiệt khác trong việc chuyển đổi năng lượng từ nhiệt năng thành điện năng?
Trả lời:
Lò nhiệt điện có hiệu suất thấp hơn so với các loại lò nhiệt khác trong việc chuyển đổi năng lượng từ nhiệt năng thành điện năng do:
Thất thoát nhiệt: do sự tỏa nhiệt từ các bộ phận hoạt động như turbine và generator.
Vật liệu: sử dụng vật liệu chưa đủ phù hợp cúng làm giảm hiệu suất của lò nhiệt điện, dẫn đến mất năng lượng không cần thiết.
Quá trình cháy nhiên liệu: thường không hoàn toàn hiệu quả, dẫn đến mất mát nhiệt lớn và không tận dụng hết năng lượng từ nhiên liệu.
Câu 2: Trình bày cơ chế hoạt động của đèn huỳnh quang.
Trả lời:
Cơ chế hoạt động: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực làm phát ra tia tử ngoại (tia cực tím). Tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang làm đèn phát sáng.
Câu 3: Tại sao định luật bảo toàn năng lượng không cho phép năng lượng chuyển đổi hoàn toàn thành loại năng lượng khác mà phải thất thoát một phần năng lượng?
Trả lời:
Định luật bảo toàn năng lượng phát biểu rằng năng lượng không tự tạo ra và mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác → năng lượngkhông thể chuyển đổi hoàn toàn thành năng lượng khác mà phải thất thoát một phần nào đó.
Quá trình chuyển đổi năng lượng luôn đi kèm với sự thất thoát năng lượng. Ví dụ, từ nhiệt năng chuyển thành điện năng, luôn mất một phần năng lượng dưới dạng nhiệt.