Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Điêu khắc) Bài 1: Khái quát về tượng tròn
Giáo án Điêu khắc Bài 1: Khái quát về tượng tròn sách Mĩ thuật 11 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Điêu khắc) Bài 1: Khái quát về tượng tròn
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NỘI DUNG: ĐIÊU KHẮCBÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ TƯỢNG TRÒN
(6 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được đặc điểm thể loại tượng tròn.
- Hiểu được đặc điểm khối lượng tượng tròn.
- Nhận biết về một số yếu tố và nguyên lí tạo hình của thể loại tượng chân dung.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Biết và sử dụng được chất liệu tạo hình trong thực hành, sáng tạo tượng tròn.
- Tìm ý tưởng và xây dựng được một phác thảo tượng chân dung.
- Phẩm chất
- Hiểu biết và yêu thích nghệ thuật tượng tròn.
- Thưởng thức tác phẩm, sản phẩm tượng tròn một cách có ý thức.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV Mĩ thuật 11.
- Một số ảnh chụp các sản phẩm tượng tròn,...
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SHS Mĩ thuật 11.
- Ảnh tư liệu về tác phẩm/ sản phẩm tượng tròn đã sưu tầm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có thông tin về sự xuất hiện, phát triển của thể loại tượng tròn trên thế giới và Việt Nam.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và thuyết trình một số nội dung liên quan đến:
- Sự xuất hiện của tượng tròn ở một số nền văn hóa trên thế giới.
- Một số tác giả, tác phẩm tượng tròn tiêu biểu ở Việt Nam và trên thế giới qua một số thời kì.
- Sản phẩm: Bài thuyết trình bằng hình thức phù hợp (powerpoint, sơ đồ tư duy, video clip,...)
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu và thuyết trình về một số nội dung liên quan đến chủ đề:
+ Nhóm 1: Sự xuất hiện của tượng tròn trong một số nền văn hóa.
+ Nhóm 2: Tác giả, tác phẩm tượng tròn nổi tiếng trên thế giới qua một số thời kì.
+ Nhóm 3: Tác giả, tác phẩm tượng tròn nổi tiếng ở Việt Nam qua một số thời kì.
- GV đưa ra gợi ý trong trình bày cho các nhóm:
Nhóm 1:
+ Lựa chọn nền văn hoá có tính đại diện để thấy được sự khác nhau trong chất liệu, tạo hình tượng tròn.
+ Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của tượng tròn trong những giai đoạn tiền sử - cổ đại (gắn với tín ngưỡng, tôn giáo; đối tượng thể hiện (thần, con người, thú,...).
Nhóm 2:
+ Tác giả tiêu biểu.
+ Tác phẩm tiêu biểu.
+ Phong cách, chất liệu, ý nghĩa, mục đích của tượng tròn trong giai đoạn lịch sử (cổ đại - trung đại - hiện đại),...
Nhóm 3:
+ Tác giả tiêu biểu.
+ Tác phẩm tiêu biểu.
+ Phong cách, chất liệu, ý nghĩa, mục đích của tượng tròn trong thời kì hiện đại,...
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:
+ Chuẩn bị bài thuyết trình của mỗi nhóm.
+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.
+ Sự tham gia của HS trong lớp.
+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt thuyết trình phần đã chuẩn bị liên quan đến các nhiệm vụ đã được giao.
Gợi ý trả lời:
+ Sự xuất hiện của tượng tròn trong một số nền văn hóa.
* Ở Việt Nam: Tượng tròn xuất hiện sớm nhất gắn liền với mục đích tôn giáo, tín ngưỡng.
Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo: Tượng đài “Chiến thắng sông Lô” chất liệu bêtông, cột biểu tượng cao 26m, nhóm tượng cao 7m, hoàn thành năm 1982, đặt tại Núi Đồn, Đoan Hùng, Phú Thọ. | |
Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu: Tượng Võ Thị Sáu trước quân thù được làm từ chất liệu đồng và hoàn thành vào năm 1958. |
* Trên thế giới:
- Tượng thời kì Lưỡng Hà:
- Kiến trúc cổ phần lớn chịu ảnh hưởng của các vị thần, được gọi là “Anunnaki” hoặc những người đến từ thiên đường.
- Vật liệu xây dựng chính là gạch bùn, được tạo thành từ các khuôn gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau. Sau khi gỡ bỏ các khuôn, gạch được nung bằng sức nóng của mặt trời hoặc đốt trong lò.
- Tượng Moi (Moai) – Ra-pa Nui, Đảo Phục Sinh, Chile
- Được chế tạo từ đá nguyên khối, có nghĩa được tạc từ một tảng duy nhất.
Moai lớn nhất từng được dựng lên là “Paro”, cao tới 10 mét (33 feet) và nặng 75 tấn. Một bức tượng được tìm thấy ở tình trạng chưa hoàn thành cao tới 21
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây