Nội dung chính Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 Đọc 3: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8 Đọc 3: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn sách Ngữ văn 11 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều

TÔI MUỐN ĐƯỢC LÀ TÔI TOÀN VẸN

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Tác giả:

- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988),  quê gốc ở Đà Nẵng, sinh ra tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức, cha là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, nên thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của ông đã sớm được bộc lộ từ nhỏ.

- Từ năm 1978 đến năm 1988, ông là biên tập viên tạp chí Sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói, với vở kịch đầu tay “Sống mãi tuổi 17”

- Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh…nhưng thành công nhất là kịch. Ông không chỉ là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX mà còn được coi là một trong số những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại

- Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Các tác phẩm chính:

+ Kịch: Sống mãi tuổi 17, Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Nếu anh không đốt lửa, Lời thề thứ 9, Khoảnh khắc và vô tận, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta,…

+ Thơ: Và anh tồn tại, Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong trong đêm,…

+ Tập tiểu luận: Diễn viên và sân khấu

  1. Văn bản 

- “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, là một trong số những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước

- Từ một cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc

- Văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn thuộc cảnh VII và hồi kết của vở kịch.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Xung đột trong bi kịch

  2. Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:

- Bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo (linh hồn thanh cao của Trương Ba chán ghét, đau khổ bên trong thân xác phàm tục của anh hàng thịt): "tôi đã chán cái chỗ ở không phải của tôi… ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát".

- Không chỉ linh hồn mới có tiếng nói và sức mạnh, thể xác cũng có sức mạnh bản năng ghê gớm của nó: bất chấp thái độ phủ nhận yếu ớt của Trương Ba, xác hàng thịt đưa ra nhiều minh chứng cho thấy hồn Trương Ba cũng tha hóa theo nhu cầu của hắn.

- Sự thật là nhiều người chỉ vun vén cho phần hồn mà bỏ bê, coi thường phần xác.

- Cuộc đấu tranh giữa cái thanh cao và cái tầm thường (hồn Trương Ba cố gắng giữ quan điểm của mình trước những lý lẽ ti tiện của xác hàng thịt nhưng vì vẫn phải chung đụng, sống nhờ vào xác hàng thịt nên không thoát khỏi tuyệt vọng.

⇨ Qua đây có thể thấy sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt từ hùng hồn, kiên quyết đã trở nên yếu ớt hơn sau khi nghe phần xác đưa ra minh chứng.

  1. Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích

⇨ Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu như:

- Đế Thích: Với ông, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Do đó, ông đã nói với Trương Ba: "Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào".

- Trương Ba: Với ông, được sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn", "không thể sống với bất cứ giá nào được"). Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết".

- Trương Ba đã trách Đế Thích rằng: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” rất đúng đắn vì sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình một cách toàn vẹn. Việc Trương Ba sống dựa vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác và không được sống thật với con người mình.

⇨ Sự khác biệt này có vai trò thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương ba.

  1. Vai trò của chỉ dẫn sân khấu

- Ví dụ 1: Đoạn chỉ dẫn "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác" miều tả một cách rõ nét, khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho Trương Ba. Diễn viên, người đọc dễ theo dõi và hình dung được các hoạt động xảy ra.

- Ví dụ 2: Đoạn chỉ dẫn “Hồn Trương Ba bần thần nhập vào xác hàng thịt…ngồi lặng bên chõng” nêu lên rõ nét diễn biến, tình tiết của vở kịch, diễn viên sẽ biết được đến đoạn này phải vào vai nào cho hợp lý, phải thay đổi diễn xuất cho đúng với nhân vật.

- Ví dụ 3: Câu chỉ dẫn "như tuyệt vọng" trước lời thoại "Trời!" của Hồn Trương Ba đã thuật lại rõ nét tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh câu chuyện.

⇨ Vai trò, tác dụng: Định hướng diễn xuất cho diễn viên trong các phân đoạn cụ thể.

  1. Nhân vật trong bi kịch

- Điều khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình là ông cảm thấy đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng thịt. Trương Ba cảm thấy mình dần thay đổi, trở nên bạo lực hơn, ham vật chất hơn và có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt. Bi kịch của Trương Ba là bi kịch của con người bị tha hóa tính cách, bị từ chối bởi người thân, không được sống là mình, phải sống bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo.

⇨ Cái chết này cho thấy đặc điểm bi kịch của con người khi sống mà không được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

- Đoạn trích Tôi muốn được là tôi toàn vẹn  đã thể hiện một triết lý rằng được sống được là người là một điều thật quý giá nhưng chỉ khi ta được là chính mình, sống một cách trọn vẹn với theo đuổi và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản thân còn là một điều quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống đúng với quy luật của tự nhiên với sự hài hòa, đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn.

  1. Nghệ thuật

- Thể loại: Bi kịch

- Xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mâu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng.

- Xây dựng đối thoại, độc thoại sắc nét, không chỉ giúp nhân vật bộc lộ bản chất, suy nghĩ của cá nhân mình mà còn giúp cho người đọc, người xem suy ngẫm về những triết lí được gửi gắm trong mỗi câu thoại của các nhân vật.

- Có kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối sống giả dối của con người hiện đại, giữa những dục vọng thấp hèn với những khát khao cao cả....

=> Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 8 Đọc 3: Tôi muốn được là tôi toàn vẹn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay