Nội dung chính vật lí 10 kết nối tri thức Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn sách vật lí 10 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án vât lí 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 21. MOMENT LỰC. CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN
I. MOMENT LỰC
- Tác dụng làm quay của lực.
- Cánh tay đòn: là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực, kí hiệu là d
- Chú ý:
Cách hiểu cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực là hoàn toàn sai.
- Moment lực.
Moment lực đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.
M = F.d (N.m)
II. QUY TẮC MOMENT LỰC.
- Thí nghiệm.
- Quy tắc moment lực (hay điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định)
Nếu chọn một chiều quay làm chiều dương thì điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định là: Tổng các moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng 0.
= 0.
III. NGẪU LỰC.
- Ngẫu lực là gì?
- Ngẫu lực là hệ hai lực:
+ Song song.
+ Ngược chiều.
+ Có độ lớn bằng nhau.
+ Cùng đặt vào một vật.
- Đặc điểm: Ngẫu lực tác dụng lên vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.
- Moment của ngẫu lực.
Moment của ngẫu lực M của 2 lực được xác định như sau:
M = +
Hay M = F.d.
Trong đó: F là độ lớn của mỗi lực, d là khoảng cách giữa 2 giá của lực, gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực.
IV. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN.
Điều kiện cân bằng của vật rắn là:
(1) Tổng các lực tác dụng lên vật bằng 0.
(2) Tổng các moment lực tác dụng lên vật đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay bằng 0 (Nếu chọn một chiều quay làm chiều dương).
=> Giáo án vật lí 10 kết nối bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn (2 tiết)