Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Kết nối tri thức bài 5: Văn bản "Cửu Long Giang ta ơi!"
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 5: Văn bản "Cửu Long Giang ta ơi!" . Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP: CỬU LONG GIANG TA ƠI!
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại truyện đồng thoại, về văn bản Cửu Long giang ta ơi! mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện …
- Năng lực
Năng lực chung:
- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v…
Năng lực đặc thù:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cửu Long Giang ta ơi.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cửu Long Giang ta ơi.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản có cùng chủ đề.
- Phẩm chất
- Giúp HS rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, yêu thương gia đình, cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Học liệu: Ngữ liệu/ Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
- Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ .
- Tổ chức hoạt động:
- GV chiếu hình ảnh sông Mê Kông cho HS xem và dẫn vào bài học.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- a. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững những nội dung chính của văn bản Cửu Long Giang ta ơi!.
- b. Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tìm thông tin về tác giả, tác phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm và chuyển giao nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm những chi tiết miêu tả chủ thể trữ tình khi đi học, khi lớn lên và khi đã lớn. + Nhóm 2: Hãy nêu vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông được thể hiện trong bài thơ. + Nhóm 3: Nêu hình ảnh người nông dân Nam Bộ được thể hiện trong bài thơ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
NV3: Tổng kết về nghệ thuật và nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tổng kết những nét chính về nghệ thuật và nội dung. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động theo cặp, thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VB 1. Tác giả - Nguyên Hồng (1918 – 1982). - Quê quán: sinh ra ở Nam Định và sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng. - Sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, thơ, v.v… Những trang viết của ông tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt với con người và cuộc sống. 2. Tác phẩm - Các tác phẩm chính: Những ngày thơ ấu (hồi kí), Bỉ vỏ (tiểu thuyết), Trời xanh (thơ), Cửa biển (tiểu thuyết), Bước đường viết văn (hồi kí), v.v… 3. VB Cửu Long Giang ta ơi! - VB Cửu Long Giang ta ơi! được trích trong Trời xanh, NXB Văn học, Hà Nội, 1960, tr. 5 – 9. - PTBĐ: tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Bố cục: + Từ đầu… hai ngàn cây số mênh mông: Hình ảnh sông Mê Kông trong những ngày đi học. + Tiếp… không bao giờ chia cắt: Hình ảnh sông Mê Kông gắn liền với những sinh hoạt lao động. + Còn lại: Chủ thể trữ tình nhìn sự đổi thay hiện tại và nhớ lại kỷ niệm xưa. II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Nhân vật/chủ thể trữ tình - “Ngày xưa ta đi học”: - “Ta đi… bản đồ không nhìn nữa”: câu thơ mang tính chất tự sự, ngầm bên trong là trữ tình So sánh với ngày mười tuổi, nhân vật trữ tình không còn nhìn vào bản đồ mê say; thay vào đó là bắt tay vào lao động, gây dựng đất nước, Tổ quốc, tiếp nối truyền thống ông cha: “Những mặt đất Cha ông ta nhắm mắt Truyền cháu con không bao giờ chia cắt” Ý thức được truyền thống, trân trọng những giá trị, sự tiếp nối các thế hệ trên mảnh đất quê hương. Sự thay đổi của nhân vật trữ tình gắn với sự thay đổi trong hành động: từ nhỏ tuổi sang lớn lên, từ ngồi học sang bước đi, từ nhìn bản đồ mê say đến không nhìn nữa. Nhưng tình cảm đối với quê hương, Tổ quốc càng ngày càng lớn dần, đằm sâu. - “Ta đã lớn” Tiếp tục mạch cảm xúc của khổ cuối bài thơ, khẳng định giá trị vĩnh cửu (“bất tử”) của những người đã cống hiến vì Tổ quốc. * Tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông: + Mê Kông chảy, Mê Kông cũng hát + Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền + Mê Kông quặn đẻ: quặn đẻ đau đớn, nhưng cố gắng vô cùng vì tương lai. + Đọc lên nước mắt đều muốn ứa Hình ảnh dòng sông Mê Kông đối với tác giả có sự gần gũi, thân thiết, gắn bó sâu sắc như tình cảm với những người thân ruột thịt. Dòng sông Mê Kông chảy cùng với những sinh hoạt của người dân, bồi đắp và tạo nên sản vật trù phú cho người dân, cùng người dân trải qua những lao động vất vả. Tình yêu, sự trân trọng, đồng cảm của tác giả đối với dòng Mê Kông và những người nông dân Tình yêu đối với quê hương, đất nước. 2. Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông - Trong dòng chảy của nó, sông Mê Kông hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau; - Khi chảy vào vùng đất Nam Bộ - Việt Nam (đoạn này gọi là sông Cửu Long) được đặc tả ở vẻ trù phú – gắn liền với tính chất của người mẹ: + Trúc đào tươi chim khuyên rỉa cánh sương đọng long lanh; + Chín nhánh Mê Kông phù sa nổi váng Ruộng bãi Mê Kông trồng không hết lúa Bến nước Mê Kông tôm cá ngợp thuyền chín nhánh Mê Kông – cách nói khác ám chỉ sông Cửu Long, nhưng đồng thời còn cho thấy số lượng của những nhánh Mê Kông nhiều, màu mỡ, đầy phù sa. Từ nổi váng ở cuối, kết thúc bằng thanh T, giúp để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc; Thủ pháp liệt kê kết hợp với điệp ngữ: Chín nhánh Mê Kông; Ruộng bãi Mê Kông, Bến nước Mê Kông Nhấn mạnh, tạo cảm giác nhiều, và khơi lên cảm xúc. + Sầu riêng thơm dậy, suối mát dội trong lòng dừa trĩu quả, v.v... + Mê Kông quặn đẻ: quặn đẻ 3. Hình ảnh người nông dân Nam Bộ - Cuộc sống của người nông dân Nam Bộ gắn với ruộng đồng vùng lưu vực sông Cửu Long: Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương... Truyền cháu con không bao giờ chia cắt. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Sử dụng các hình ảnh mang tính hình tượng. - Lối viết tự sự kết hợp biểu cảm tạo nên cảm xúc trong lòng người đọc. - Sử dụng các từ ngữ đắt giá, có tính biểu cảm cao. - Các biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, v.v... 2. Nội dung Bài thơ thể hiện tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, rộng ra là tình yêu với quê hương, đất nước. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.
- Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
- Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
- GV phát đề cho HS, yêu cầu làm bài cá nhân.
ĐỀ LUYỆN TẬP Khoang vào đáp án đúng với mẫu câu dưới đây: Câu 1. Tác giả của đoạn trích Cửu Long Giang ta ơi! là...
Câu 2. Thể thơ của đoạn trích Cửu Long Giang ta ơi! là...
Câu 3. Khổ thơ đầu của đoạn trích Cửu Long Giang ta ơi! sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 4. Ngày còn đi học, nhân vật “ta” thấy thầy giáo như thế nào?
Câu 5. Khi nhân vật “ta” đã lớn, thầy giáo như thế nào?
Câu 6. Hai câu thơ Ngẫm nghĩ voi đi/ Thác Khôn cười trắng xóa gợi nhắc đến nước nào?
Câu 7. Những địa danh nào của Nam Bộ đã được tác giả nhắc đến trong bài thơ?
Câu 8. Qua đoạn trích Cửu Long Giang ta ơi!, tác giả muốn thể hiện điều gì? A. Tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông. B. Tình yêu của tác giả đối với quê hương, đất nước. C. Thể hiện ý chí quật cường của người dân Việt Nam. D. Thể hiện tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, rộng ra là tình yêu với quê hương, đất nước. |
- GV chữa nhanh bài.
Gợi ý đáp án:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
B | A | B | A | D | B | D | D |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 6 sách kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức
Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức