Nội dung chính Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ hoạ
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 13: Bổ sung các đối tượng đồ hoạ sách Tin học 10 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
BỔ SUNG CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA (2 TIẾT)
I. CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH KHỐI
- Hoạt động 1:
+ Hai hình đầu: Là hình 5 đỉnh (sao 5 cánh, đa giác 5 đỉnh).
+ Hai hình sau: Cũng là hình sao nhưng có đầu tù.
→ Cả 4 hình đều được vẽ bằng công cụ hình đa giác, hình sao.
- Các thuộc tính cơ bản của một số hình có sẵn:
Câu hỏi và bài tập củng cố:
Cần thay đổi tham số Rounded trên thanh điều khiển thuộc tính.
II. THIẾT LẬP MÀU TÔ, MÀU VẼ VÀ TÔ MÀU CHO ĐỐI TƯỢNG
- Hoạt động 2: Ở hình vuông thứ hai, tô màu đồng nhất trên toàn bộ hình, các hình phía sau có điểm tập trung màu hơn và nhạt dần theo các hướng.
- Màu tô và màu vẽ được xác định hoàn toàn độc lập với nhau.
- Có thể thiết lập màu hoặc không màu đối với màu tô/ màu vẽ của đối tượng. Tô màu có màu đều hoặc màu chuyển sắc với nhiều loại mẫu tô khác nhau.
Câu hỏi và bài tập củng cố:
- Phương án C.
- Phương án B.
III. CÁC PHÉP GHÉP ĐỐI TƯỢNG ĐỒ HỌA
- Hoạt động 3: Xếp hai hình tròn chờm lên nhau và hình vuông quay xuống dưới.
- Các hình phức tạp có thể thu được bằng cách kết hợp từ các hình đơn giản.
- Inkscape cung cấp các phép ghép để tổ chức hai hay nhiều đối tượng.
- Các phép ghép được sử dụng để ghép và cắt hình trong Inkscape gồm: hợp, hiệu, giao, hiệu đối xứng, chia, cắt của hai hay nhiều đối tượng đơn. Các phép ghép này được thực hiện bằng cách chọn lệnh trong bảng chọn Path.
Câu hỏi và bài tập củng cố:
- Bước 1: Vẽ các hình tròn bằng công cụ hình tròn trong hộp công cụ.
- Bước 2: Chọn tất cả các hình tròn đã vẽ (nháy chuột, kéo thả chuột để chọn các hình tròn vừa vẽ hoặc giữ phím Shift và chọn từng hình tròn).
- Bước 3: Chọn lệnh Union trong bảng chọn Path.
IV. THỰC HÀNH
Nhiệm vụ 1: Vẽ logo
Nhiệm vụ 2: Vẽ hình cây
Nhiệm vụ 3: Vẽ hình cầu
V. LUYỆN TẬP
Luyện tập 1: Các bước thực hiện:
- Vẽ hình sao bằng công cụ đối tượng hình sao trên hộp công cụ.
- Xác định tham số corners, rounded, spoke ratio trên thanh điều khiển thuộc tính đến khi được hình phù hợp (10 - 0.4 - 0.4).
- Thiết lập màu tô và màu vẽ.
- Vẽ hình tròn phía trong, tô màu vàng.
Ta được hình vẽ:
Luyện tập 2: Vẽ hình trái tim như hình sau:
Xoay hình và vẽ phần chân giống Hình 13.11b, c - SGK, sau đó thực hiện lệnh Union trong bảng chọn Path và tô màu.
Ta được hình vẽ:
Luyện tập 3: Vẽ hình bóng bay bằng cách:
- Vẽ hình tròn, tô màu đậm hơn (ví dụ màu cam).
- Vẽ hình bóng sáng bằng công cụ (kéo thả chuột để vẽ hình).
- Màu tô nhạt hơn, không tô màu vẽ (màu cam nhạt).
- Co giãn cho vừa với kích thước quả bóng và di chuyển vào vị trí phù hợp.
- Phần đuôi bóng được vẽ bằng 1 hình tam giác, tô màu cùng với màu quả bóng.
- Thêm một hình chữ nhật màu đen bên trên làm dây buộc.
- Hoàn thiện phần dây bằng công cụ .
Ta được hình vẽ:
VI. VẬN DỤNG
Vận dụng 1: Cần vẽ ba thành phần theo thứ tự là: Vỏ, ruột, hạt.
- Vỏ: Vẽ hình tròn màu xanh, sau đó vẽ thêm hình chữ nhật rộng hơn đường kính của hình tròn. Chọn cả hai hình và thực hiện lệnh Path/ Difference.
- Ruột: Duplicate vỏ, thu nhỏ lại một chút và tô màu đỏ - để sinh động hơn có thể tô màu chuyển sắc để bên ngoài có màu đậm hơn.
- Hạt: Ghép (Union) từ một hình tam giác (làm tù góc bằng cách thay đổi tham số Rounded) và một hình tròn. Tô bằng màu nâu, sau đó sao chép, xoay và di chuyển vào vị trí phù hợp.
- Có thể tô màu chuyển sắc cho hạt và thêm phần bóng sáng như đối với quả bóng bay.
Vận dụng 2:
Sau khi chọn hình, cần vẽ hình gốc trước rồi thêm các mảng với tông màu đậm nhạt hoặc vẽ thêm các khối phản sáng để tạo hiệu ứng ba chiều.
=> Giáo án tin học 10 kết nối bài 13: bổ sung các đối tượng đồ họa (2 tiết)