Nội dung chính Ngữ văn 10 kết nối tri thức: Ôn tập học kì II

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài Ôn tập học kì II sách ngữ văn 10 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

ÔN TẬP HỌC KÌ II 

I. ÔN TẬP PHẦN VĂN BẢN

  1. Các thể loại văn bản đã học

Câu 1:

Thể loại

Văn bản văn học

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

Thơ

Truyện

Nhan đề văn bản

- Bình Ngô đại cáo;

- Bảo kính cảnh giới, bài 43;

- Dục Thúy sơn;

- Con đường không chọn.

- Người cầm quyền khôi phục uy quyền;

- Dưới bóng hoàng lan;

- Một truyện đùa nho nhỏ.

- Về chính chúng ta;

-Một đời như kẻ tìm đường.

- Sự sống và cái chết;

- Nghệ thuật truyền thống của người Việt;

- Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu.

  1. Các văn bản đã học

- Điểm đặc biệt của bài 6 so với những bài học khác là bài 6 học về tác giả Nguyễn Trãi cùng với các tác phẩm tiêu biểu của ông còn các bài học khác học về các văn bẳn, tác phẩm theo chủ đề hoặc theo thể loại văn bản.

- Định hướng giải quyết yêu cầu của bài tập: So với những bài học về truyện trước đó, Bài 7 đã phân tích sâu hơn vể khái niệm người kể chuyện ngôi thứ nhất trong sự đối sánh với người kể chuyện ngôi thứ ba, đồng thời khái niệm điểm nhìn cũng được giải thích một cách tường minh. Bên cạnh đó, hai khái niệm lời người kể chuyện và lời nhân vật cũng được đặt trong tương quan so sánh, kết hợp với việc nêu lên những dấu hiệu phân biệt dễ nhận biết.

II. ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

- Các nội dung thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 10, tập 2 là: 

+ Thực hành từ Hán Việt. 

+ Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê. 

+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ. 

+ Thực hành sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ. 

- Những hiểu biết về phương tiện phi ngôn ngữ đã giúp tôi hiểu hơn về cách đọc các văn bản thông tin, tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn; biết cách viết bản nội duy, bản hướng dẫn nơi công cộng đúng và khoa học hơn.

III. ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

Kiểu bài viết

Yêu cầu

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

- Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận.

- Nêu rõ lí do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn đề xã hội cần bản luận.

- Chứng minh quan điểm của mình bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí; sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.

- Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.

- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề cần bản luận.

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.

- Giới thiệu được những thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Nêu được nhận xét khái quát về giá trị của tác phẩm.

- Nêu được nét riêng về chủ đề của tác phẩm.

- Phân tích được mối quan hệ gắn kết giữa chủ đề và các nhân vật trong tác phẩm.

- Đánh giá khái quát về thành công hay hạn chế của tác phẩm nhìn từ mối quan hệ giữa chủ đề và nhân vật.

- Phát biểu được tác động của chủ đề tác phẩm, nhân vật trong tác phẩm đối với bản thân.

Viết một văn bản nội dung hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

- Văn bản phải có cấu trúc chặt chẽ, phù hợp với mẫu cấu trúc chung của văn bản nội quy hay văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

- Nội dung văn bản thể hiện rõ những hành vi cần thực hiện, không được thực hiện trong không gian công cộng, phù hợp với yêu cầu, quy định của cơ quan, tổ chức ban hành, phù hợp với quy định của pháp luật.

- Ngôn ngữ khách quan, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

Viết bài luận về bản thân

- Xác định rõ luận đề của bài viết.

- Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân.

- Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua.

- Có giọng điệu riêng, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết; thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc.

  1. Nói và nghe

- Những nội dung nói và nghe đã được thực hiện với các bài học trong SGK Ngữ văn 10, tập hai là: 

+ Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau.

+ Thảo luận về một vấn đề văn học có ý kiến khác nhau. 

+ Thảo luận về một văn bản nội quy hay văn bản hướng dẫn nơi công cộng. 

+ Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ. 

- Nội dung nói vè nghe tôi thấy hứng thú nhất là Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ. Vì khi thực hành nội dung này, tôi được học thêm về cách sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ, sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ dễ dàng hơn.

IV. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

  1. Tự đánh giá

Câu 1.  Văn bản Vật liệu thông minh nhắc tôi nhớ tới những văn bản thông tin ở bài 8; văn bản 80 năm nhìn lại gợi nhớ tới những văn bản Về chính chúng ta hay văn bản Một đời như kẻ tìm đường, …

- Dựa vào những kiến thức về thể loại văn bản, nội dung văn bản và ý nghĩa nhan đề,… để suy ra những liên hệ giữa các văn bản.

Câu 2. 

- Yếu tố tự sự, biểu cảm thể hiện đậm nét trong văn bản 80 năm nhìn lại.

- Văn bản này viết về những trải nghiệm, suy ngẫm mà tác giả đã trải qua và đúc kết được trong suốt cuộc đời vì vậy mà yếu tố tự sự, biểu cảm được sử dụng nhiều hơn.

- Yếu tố tự sự, biểu cảm nhằm nhấn mạnh những trải nghiệm của tác giả, những suy ngẫm, kinh nghiệm mà tác giả rút ra được trong những năm tháng của cuộc đời.

Câu 3.

Các câu văn có sử dụng biện pháp chêm xen là:

- Đây là những chất rắn có tính chất – như màu sắc, hình dạng hoặc từ tính – có thể thay đổi một cách độc lập để thích ứng với các kích thích như ánh sáng, nhiệt độ, áp lực hoặc độ ẩm.

- Nhìn chung, chức năng của chúng chia làm sáu loại – thay đổi màu sắc, cảm nhận, di chuyển, sưởi ấm/làm mát, tự khắc phục và thay đổi trạng thái (đóng băng hay tan chảy).

Câu 4.

Tác giả đã nói về chủ đề vật liệu thông minh – được hiểu là những vật liệu có trạng thái, có thể thay đổi tính chất dựa vào các kích thích từ bên ngoài. Vấn đề này không chỉ xảy ra trong tương lai mà ngay ở hiện tại cũng đã xuất hiện, các vật liệu dần có sự thay đổi nhằm thích nghi với cuộc sống ngày càng phát triển của xã hội. Trong tương lai không chỉ có sự thay đổi của con người mà vật chất cũng là một phần không thể thiếu, sự thay đổi của vật chất ngày càng tinh vi hơn, thú vị hơn.

Câu 5:

- HS đưa ra nhận định cá nhân.

  1. Viết

ĐỀ 1

  1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát về danh nhân Nguyễn Trãi và cảm nhận của cá nhân.

  1. Thân bài

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi:

+ Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.

Cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.

+ Văn hóa dân tộc: đóng góp cho việc xây dựng nền văn hiến nước nhà. Văn hiến bao gồm các tác phẩm có giá trị và người hiền tài: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo Bình Ngô thể hiện ông nhà văn chính luận xuất sắc. “Quốc âm thi tập” là tập thơ nôm sớm nhất, nhiều bài nhất và hay nhất cho đến hiện nay.

+ Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.

+ Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.

- Cảm nhận của cá nhân: kính phục, tự hào, …

  1. Kết bài

     Tổng kết cảm nhận của cá nhân về danh nhân Nguyễn Trãi.

ĐỀ 2

  1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát về danh nhân Nguyễn Trãi và cảm nhận của cá nhân.

  1. Thân bài

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi:

+ Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.

Cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.

+ Văn hóa dân tộc: đóng góp cho việc xây dựng nền văn hiến nước nhà. Văn hiến bao gồm các tác phẩm có giá trị và người hiền tài: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo Bình Ngô thể hiện ông nhà văn chính luận xuất sắc. “Quốc âm thi tập” là tập thơ nôm sớm nhất, nhiều bài nhất và hay nhất cho đến hiện nay.

+ Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.

+ Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.

- Cảm nhận của cá nhân: kính phục, tự hào, …

  1. Kết bài

     Tổng kết cảm nhận của cá nhân về danh nhân Nguyễn Trãi.

ĐỀ 3:

  1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát về danh nhân Nguyễn Trãi và cảm nhận của cá nhân.

  1. Thân bài

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi:

+ Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.

Cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.

+ Văn hóa dân tộc: đóng góp cho việc xây dựng nền văn hiến nước nhà. Văn hiến bao gồm các tác phẩm có giá trị và người hiền tài: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo Bình Ngô thể hiện ông nhà văn chính luận xuất sắc. “Quốc âm thi tập” là tập thơ nôm sớm nhất, nhiều bài nhất và hay nhất cho đến hiện nay.

+ Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.

+ Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.

- Cảm nhận của cá nhân: kính phục, tự hào, …

  1. Kết bài

     Tổng kết cảm nhận của cá nhân về danh nhân Nguyễn Trãi.

ĐỀ 4:

Nội quy, quy định trong công viên Thủ Lệ

  1. Quy định chung

- Mọi người đến tham quan, kinh doanh, dịch vụ phải có trách nhiệm giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan, thực hiện nếp sống văn hóa, văn mình, chấp hành các quy định về phòng chống cháy nổ.

- Cấm mọi hình thức xâm phạm đến các khu nuôi nhốt thú, các công trình kiến trúc trong công viên.

- Không hút thuốc lá nơi công cộng, không mang các chất cháy nổ, vũ khí vào công viên.

  1. Đối với khách tham quan

- Trong khuôn viên của công viên Thủ Lệ, du khách không được tự ý bám sát vào rào chắn các khu nuôi nhốt thú, không tự ý cho các con vật ăn.

- Nên mặc trang phục thoải mái, chỉnh tề ngăn nắp, không vứt rác bừa bãi ra lối đi gây ảnh hưởng đến mỹ quan chung của công viên.

- Nên đi giày thể thao đế bệt, mang theo mũ, ô dù, nước uống để phòng thời tiết nắng mưa thất thường, vì quãng đường đi bộ tham quan khoảng 3km khá dài.

- Không được tự ý sử dụng các khu vui chơi do cá nhân quản lý, vận hành nhé. Nếu bạn muốn cho trẻ em, hay bản thân vui chơi thì hỏi giá vé, các thứ trước khi sử dụng.

- Du khách có thể đi xe máy hoặc ô tô cá nhân, đến nơi có chỗ gửi xe của công viên giá từ 5.000đ/xe máy - 30.000 đ/xe ô tô tùy loại.

  1. Đối với các tổ chức, cá nhân làm kinh doanh, dịch vụ.

- Phải đăng kí hành nghề với cơ quan có thẩm quyền và cam kết chấp hành nội quy trong công viên.

- Làm kinh doanh, dịch vụ đúng nơi quy định, chấp hành sự sắp xếp, điều hành của cơ quan quản lý công viên và chính quyền địa phương.

- Phải có thái độ cư xử văn minh, lịch sự đối với du khách, không tranh giành, chèo kéo, nài ép, đeo bám và có hành vi thiếu văn hóa đối với các du khách.

  1. Giá vé, giờ đóng – mở cửa.

- Mở cửa từ thứ hai đến chủ nhật, bao gồm cả ngày nghỉ lễ.

- Thời gian giờ mở cửa hoạt động cho du khách vào vui chơi, tham quan từ: 08:00 - 18:00 hàng ngày.

=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Ôn tập học kì II

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay