Nội dung chính vật lí 10 cánh diều Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc sách vật lí 10 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)
BÀI 1. TỐC ĐỘ, ĐỘ DỊCH CHUYỂN VÀ VẬN TỐC
I. TỐC ĐỘ
- Tốc độ trung bình
- Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng thương số giữa quãng đường đi được với khoảng thời gian đi hết quãng đường ấy.
- Công thức:
Trong đó:
- là tốc độ trung bình
- S là quãng đường vật đi được
- t là thời gian.
- Tốc độ trung bình tính trong một thời gian rất ngắn được gọi là tốc độ tức thời.
- Đơn vị đo tốc độ
- Quãng đường được đo bằng mét (m)
- Thời gian được đo bằng giây (s)
=> Vận tốc trung bình được tính bằng mét trên giây (m/s).
- Lưu ý: Việc lựa chọn đơn vị đo còn phụ thuộc vào tình huống.
II. QUÃNG ĐƯỜNG VÀ ĐỘ DỊCH CHUYỂN
+ Quãng đường là độ dài tuyến đường mà vật đã đi qua.
+ Độ dịch chuyển là khoảng cách mà vật di chuyển theo một hướng xác định.
=> Quãng đường là một đại lượng vô hướng. Độ dịch chuyển là một đại lượng vec tơ, có độ lớn và hướng xác định.
- Quãng đường và độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn khi có cùng vận tốc và thời gian.
III. VẬN TỐC
- Vận tốc được xác định bằng độ dịch chuyển trên khoảng thời gian thực hiện độ dịch chuyển ấy.
- Vận tốc là một đại lượng vectơ
- Nếu biết độ dịch chuyển trong một khoảng thời gian, thì vận tốc được xác định là:
- Công thức xác định vận tốc là:
Trong đó:
- v là vận tốc
- d là giá trị độ dịch chuyển
- t là khoảng thời gian diễn ra độ dịch chuyển đó.
- Đơn vị đo vận tốc: m/s
IV. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO TỐC ĐỘ
- Phương pháp đo tốc độ
- Xác định tốc độ của một vật chuyển động bằng cách đo thời gian vật đi giữa hai vị trí xác định và khoảng cách (hay quãng đường) giữa chúng.
- Trong nhiều trường hợp có thể không đo trực tiếp được quãng đường bằng dụng cụ đo độ dài mà phải qua các bước trung gian.
- Đo tốc độ trong phòng thực hành
- Dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số
+ Tốn nhiều bước tính
+ Sai số có thể bé
- Dùng xe kĩ thuật số
+ Nhanh gọn, tính luôn được tốc độ của xe bằng bộ phận xử lí được lập trình.
+ Sai số nhỏ.
- Thí nghiệm đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành (sgk)
=> Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc