Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối Bài 2 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và tự tượng thanh
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 2 TH tiếng Việt: Từ tượng hình và tự tượng thanh. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ TƯỢNG HÌNH VÀ TỪ TƯỢNG THANH
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Từ tượng hình là gì?
- Là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người.
- Là từ khắc họa đặc điểm, tính chất của sự vật.
- Là từ diễn tả hành động của con người.
Câu 2: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?
- Miêu tả và nghị luận.
- Tự sự và miêu tả.
- Nghị luận và biểu cảm.
- Tự sự và nghị luận.
Câu 3: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?
- Thút thít.
- Chững chạc.
- Chập chững.
- Xinh xinh.
Câu 4: Đâu là từ tượng hình mô tả dáng vẻ con người?
- Chót vót.
- Lom khom.
- Chói chang.
- Rực rỡ.
Câu 5:Đọc đoạn trích sau và tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các từ được in đậm
- Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
- Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?
(Nam Cao, Lão Hạc)
- Từ tượng hình là móm mém, từ tượng thanh là hu hu.
- Từ tượng hình là móm mém, từ tượng thanh là hu hu, ư ử.
- Từ tượng hình là ư ử, từ tượng thanh là móm mém.
- Từ tượng hình là ư ử, hu hu, từ tượng thanh là móm mém.
Câu 6: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười sau đây: cười ha hả, cười hì hì.
- “Ha hả” là gợi tả tiếng cười to, tỏ ra khoái chí, thoả mãn, “hì hì” là mô phỏng tiếng cười phát ra từ đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú.
- “Ha hả” là mô phỏng tiếng cười to và thô lỗ, khó nghe, gây mất thiện cảm với người khác, “hì hì” là mô phỏng tiếng cười phát ra từ đằng mũi, âm thanh nhỏ, biểu lộ sự thích thú.
- “Ha hả” là gợi tả tiếng cười to, tỏ ra khoái chí, thoả mãn, “hì hì” là mô phỏng tiếng cười phát tiếng cười tự nhiên, thoải mái, không cần giữ kẽ.
- “Ha hả” là gợi tả tiếng cười tự nhiên, thoải mái, không cần giữ kẽ., “hì hì” là mô phỏng tiếng cười tiếng cười to và thô lỗ.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra các từ tượng hình và từ tượng thanh trong trường hợp sau:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
[…] Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Câu 2 (2 điểm): Xác định và phân tích tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn thơ sau:
Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Từ tượng thanh là gì?
- Là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người.
- Là từ khắc họa tính cách con người.
- Là từ diễn tả hoạt động của sự vật.
Câu 2: Giá trị của từ tượng hình và từ tượng thanh là gì?
- Có giá trị gợi tính chất của sự vật, sự việc.
- Có giá trị gợi hành động của sự vật, sự việc.
- Có giá trị gợi hình ảnh, âm thanh và có tính biểu cảm, làm cho đối tượng cần miêu tả hiện lên cụ thể, sinh động.
- Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 3: Từ “lênh đênh” có nghĩa là gì?
- Chỉ trạng thái trôi nổi bẩn thỉu.
- Chỉ trạng thái trôi nổi, không biết đi đâu về đâu.
- Cao ngất ngưởng.
- Nhỏ và cao.
Câu 4: Đâu là từ tượng thanh trong hai câu thơ dưới đây?
“Líu lo kìa giọng vàng anh
Mùa xuân vắt vẻo trên nhành lộc non”
(Ngô Văn Phú, Mùa xuân)
- Vàng anh.
- Mùa xuân.
- Vắt vẻo.
- Líu lo.
Câu 5: Tìm từ tượng hình trong câu văn sau đây
“Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm”.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
- Soàn soạt.
- Thổi.
- Húp.
- Rón rén.
Câu 6: Đọc đoạn văn sau và chỉ ra từ tượng thanh
Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, này lên.
(Nam Cao, Lão Hạc)
- Vật vã.
- Chốc chốc.
- Xôn xao.
- Mải mốt.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2điểm): Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.
Câu 2 (2điểm): Xác định và phân tích tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn thơ sau:
Sáng hồng lơ lửng mây son,
Mặt trời thức giấc véo von chim chào.
Cổng làng rộng mở. Ồn ào,
Nông phu lững thững đi vào nắng mai.
=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 2: Từ tượng hình và từ tượng thanh