Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 3 TH tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH VÀ ĐOẠN VĂN QUY NẠP
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các câu trong đoạn văn diễn dịch được trình bày theo những thao tác nào?
- Chứng minh.
- Bình luận.
- Phân tích.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Các câu trong đoạn văn diễn dịch được trình bày theo những thao tác nào?
- Chứng minh.
- Bình luận.
- Phân tích.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau
“Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?”
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
- Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương.
- Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua.
- Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung.
- Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?
Câu 4: Câu chủ đề của đoạn văn sau nằm ở vị trí nào?
“Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.”
- Đầu đoạn văn.
- Giữa đoạn văn.
- Cuối đoạn văn.
- Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 5: Sắp xếp các câu sau đây để hoàn thành một đoạn văn diễn dịch
- Điện thoại thông minh không chỉ giúp chúng ta có thể liên lạc với nhau ở khoảng cách xa xôi, kết nối thông tin trên toàn thế giới mà còn giúp chúng ta tiếp cận với những kiến thức của toàn nhân loại.
- Có thể nói, điện thoại thông minh vừa mang tới lợi ích nhưng cũng mang tới nhiều tác hại cho con người.
- Thế nhưng, nó cũng đem lại cho chúng ta rất nhiều phiền toái như sự trói buộc, lệ thuộc vào điện thoại, những hệ lụy cho con trẻ như nghiện game hay internet, các thông tin đồi trụy, chưa được kiểm duyệt.
- (1), (2), (3).
- (3), (2), (1).
- (1), (3), (2).
- (2), (1), (3).
Câu 6: Đoạn văn nào dưới đây trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ” được viết theo lối quy nạp?
- Các ngươi con nhà võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi những chuyện xưa, ta không nói đến nữa. Nay ta chỉ kể chuyện Tống, Nguyên mới đây.
- Vương Công Kiên là người như thế nào? Tì tướng của ông là Nguyễn Văn lập lại là người thế nào, mà giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đầu, chống với quân Mông Kha đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu!
- Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta ho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.
- Cả 3 đáp án trên đều sai.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày khái niệm đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.
Câu 2 (2 điểm): Hãy sắp xếp các câu sau đây thành đoạn văn diễn dịch, sau đó sắp xếp lại thành đoạn văn quy nạp và cho biết dựa vào cơ sở nào mà em sắp xếp như vậy.
(1) Một cô Tấm (trong truyện “Tấm Cám") bao lần bị hại, cuối cùng vẫn được làm hoàng hậu, nhưng mụ dì ghẻ và Cám - những kẻ lắm mưu mô tàn ác thì bị trừng phạt đích đáng.
(2) Một Thạch Sanh (truyện "Thạch Sanh") chất phác, thật bụng tin người, dẫu trải qua bao khổ nạn, oan khuất rồi đến lúc cũng cưới được công chúa và lên ngôi, còn Lý Thông lừa lọc, xảo trá thì trời đất không dung tha.
(3) Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo là ước mơ công bằng được nhân dân gửi gắm vào truyện cổ tích.
(4) Một người em (truyện “Cây khế”) thật thà, hiền lành, bị anh đối xử bất công, ai ngờ cuộc sống về sau lại giàu sang, hạnh phúc, trong khi người anh tham lam thì bỏ mạng giữa biển khơi.
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các câu trong đoạn văn dưới đây có ý nghĩa gì đối với câu chủ đề được in đậm?
“Đề cao sự khác biệt không phải là cổ động cho lối sống cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, chối bỏ mọi trách nhiệm. Đề cao sự khác biệt không có nghĩa chấp nhận những sự kì dị, tái đản cốt làm cho cá nhân nổi bật giữa đám đông, xa lạ với văn hóa truyền thống của dân tộc. Đề cao sự khác biệt cũng không đồng nghĩa với việc tán thành lối sống tự do vô mục đích. Xét cho cùng, chỉ sự khác biệt nào toát lên được giá trị của cá nhân và có ích cho cộng đồng thì mới thực sự có ý nghĩa, đáng được đề cao.”
- Ba câu đầu nêu những biểu hiện của sự khác biệt tầm thường, vô nghĩa. Từ đó, câu chủ đề (in đậm) ở cuối đoạn văn mới có cơ sở khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa đáng được đề cao.
- Ba câu đầu nêu những tính chất của sự khác biệt tầm thường, vô nghĩa. Từ đó, câu chủ đề (in đậm) ở cuối đoạn văn mới có cơ sở khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa đáng được đề cao.
- Ba câu đầu nêu những biểu hiện của sự khác biệt tầm thường, vô nghĩa. Từ đó, câu chủ đề (in đậm) ở đầu đoạn văn mới có cơ sở khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa đáng được đề cao.
- Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 2: Đối với đoạn văn quy nạp, câu chủ đề thường nằm ở vị trí nào?
- Bất cứ vị trí nào
- Đầu đoạn văn
- Giữa đoạn văn
- Cuối đoạn văn
Câu 3: Đoạn văn dưới đây có phải đoạn văn quy nạp không? Vì sao?
“Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.”
- Có, vì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
- Có, vì câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
- Không, vì câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
- Không, vì không có câu chủ đề.
Câu 4: Các câu trong đoạn văn diễn dịch được trình bày theo những thao tác nào?
- Chứng minh.
- Bình luận.
- Phân tích.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Chức năng của đoạn văn diễn dịch là?
- Thể hiện rõ chủ đề.
- Triển khai nội dung.
- Giải thích ý nghĩa các từ ngữ.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 6: Cách trình bày đoạn văn diễn dịch có câu chủ đề là?
- Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn.
- Câu chủ đề đứng ở giữa đoạn.
- Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn.
- Đáp án B,C đúng.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2điểm): Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau, từ đó, xác định kiểu đoạn văn.
“Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!”
Câu 2 (2điểm): Đoạn văn dưới đây được tổ chức theo kiểu nào? Vì sao em cho là như vậy?
“Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta vui vì thấy khả năng của ta đã thăng tiến và ta giúp đời nhiều hơn trước. Một thầy kí, một bác nông phu, bất kì hạng người nào, nếu chịu học hỏi tìm kiếm, cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc của mình, và giảng giải những kinh nghiệm của mình cho người khác. Sau cùng, còn gì vui bằng tìm tòi và khám phá Pasteur, Eisntein, hai vợ chồng Curie và hàng trăm nhà bác học khác, suốt đời nghèo nàn mà lúc nào cũng mãn nguyện hơn những vua chúa trên ngai vàng; cả tháng cả năm tự giam trong phòng thí nghiệm, không hề biết những tiêu khiển của người đời mà thấy thời giờ trôi qua vẫn qua mau, là nhờ thủ tự học tìm tòi của họ.”
=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 3: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp