Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối Bài 4 Văn bản 2: Lai Tân

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 4 Văn bản 2: Lai Tân. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

LAI TÂN

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bài thơ "Lai Tân" được viết theo thể thơ

  1. Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
  2. Song thất lục bát
  3. Ngũ ngôn bát cú đường luật
  4. Thất ngôn bát cú đường luật

 

Câu 2: Sắc thái châm biếm, mỉa mai của bài thơ thể hiện ở câu thơ nào?

  1. Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc.
  2. Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.
  3. Chong đèn, huyện trưởng làm công việc.
  4. Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.

Câu 3: Từ “thiên thiên” ở câu thơ thứ nhất được dịch là

  1. Ngày ngày
  2. Ngày nay
  3. Hôm nay
  4. Ngày mai

Câu 4: Lí do vì sao tác giả vẫn cho Lai Tân là bình yên?

  1. Vì nó thật sự bình yêu
  2. Đây là biện pháp nói ngược, tạo tiếng cười trào phúng
  3. Vì tác giả thích sự bình yên
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

 

Câu 5: Người phải hứng chịu sự áp bức của bề trên phong kiến là ai?

  1. Người dân
  2. Tất cả mọi người
  3. Không ai bị áp bức
  4. Không có tình trạng áp bức

 

Câu 6: Bộ máy quan lại ở Lai Tân được thể hiện như thế nào qua ba câu đầu của bài thơ?

  1. Làm tròn trách nhiệm và phận sự của mình.
  2. Làm việc một cách hình thức.
  3. Chỉ quan tâm đến việc bóc lột người dân.
  4. Không làm tròn chức năng của người đại diện pháp luật.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ “Lai Tân”.

Câu 2 (2 điểm): Giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba có gì đặc biệt so với hai câu thơ đầu?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Ý nghĩa của câu thơ “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” là gì?

  1. Khen ngợi những việc làm của quan lại Lai Tân.
  2. Ca ngợi sự cần mẫn “làm công việc” của huyện trưởng.
  3. Thể hiện sự phê phán, mỉa mai của tác giả.
  4. Phản ánh hiện thực xã hội Lai Tân thái bình

Câu 2: Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ nào?

  1. Thất ngôn tứ tuyệt
  2. Thất ngôn bát cú
  3. Thất ngôn bát cú đường luật
  4. Tự do

Câu 3: Cảnh trưởng ở trong thơ có hành động gì?

  1. Ăn tiền của tác giả
  2. Ăn tiền phạm nhân
  3. Ăn tiền của nhà giam
  4. Ăn tiền của người thân phạm nhân

Câu 4: Tiếng cười trong “Lai tân” là tiếng cười:

  1. Phê phán
  2. Đả kích
  3. Vui thoải mái
  4. Cười khẩy, mỉa mai, châm biếm

Câu 5: Câu thơ “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” sử dụng thủ pháp trào phúng nào ?

  1. Xây dựng mâu thuẫn trào phúng
  2. Dùng giọng điệu mỉa mai, từ hàm ý mỉa mai
  3. Dùng thủ pháp phóng đại
  4. Trực tiếp đả kích bằng sự việc khách quan

Câu 6: Dòng nào nói không đúng về tập thơ “Nhật kí trong tù” ?

  1. “Nhật kí trong tù” là một tập thơ có hình thức hồi kí.
  2. Tập thơ là bức tranh hiện thực tố cáo chế độ nhà tù, chế độ xã hội Tưởng Giới thạch.
  3. Tập thơ bộc lộ “tâm hồn vĩ đại của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng”, là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh.
  4. “Nhật kí trong tù” thể hiện một tài năng lớn với sự phong phú, đa dạng của bút pháp, sự thống nhất thẩm mĩ của những yếu tố khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong phong cách tự sự và trữ tình, trữ tình và trào phúng, cổ điển và hiện đại, hiện thực và lãng mạn,…).

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm): Các nhân vật trong bài thơ “Lai Tân” thuộc thành phần nào trong xã hội? Hãy làm rõ dụng ý của tác giả khi nhằm vào nhóm đối tượng này.        

Câu 2 (2điểm): Bài thơ “Lai Tân” thuộc thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết được điều đó?              

 

=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 4: Lai tân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay