Giáo án ôn tập Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 8:
Dưới đây là giáo án ôn tập bài 8: Thực hành tiếng việt. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- Nhận biết được từ mượn, trình bày cách sử dụng từ mượn.
- Nhận biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và có yếu tố Hán Việt.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện từ mượn, yếu tố hán Việt và chỉ ra tác dụng của từ mượn.
- Phẩm chất:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Từ điển tiếng việt.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
- Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
- Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
- Tổ chức thực hiện:
GV đặt câu hỏi: Hãy quan sát các hình ảnh sau, ở cửa hàng quần áo người ta thường sử dụng vật dụng gì để trưng bày quần áo?
Đáp án: tượng mẫu
- GV: Ngoài những tên gọi trên, chúng ta còn dùng tiếng nước ngoài để gọi tên chúng? Em hãy chỉ ra các tên gọi đó?
- Tên gọi khác: Ma-nơ-canh
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những tên dùng gọi các đồ vật trên là loại từ nào, nguyên tắc sử dụng chúng ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Nhắc lại về từ mượn và yếu tố Hán Việt
- Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức về từ mượn và yếu tố Hán Việt.
- Nội dung: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về từ mượn và yếu tố Hán Việt. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc lại kiến thức, chuẩn bị trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án. | I. Từ mượn - Tiếng Việt vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để làm giàu cho vốn từ của mình. - Tiếng Việt mượn từ của tiếng hán và một số ngôn ngữ khác: Anh, Pháp, Nga… II. Yếu tố Hán Việt - Các yếu tố Hán Việt có khả năng cấu tạo nên rất nhiều từ khác nhau. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
NV1: - GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
1. Từ mượn là gì? 2. Khi sử dụng từ mượn trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta cần lưu ý điều gì? 3. Em hãy chỉ ra từ mượn gốc Hán và từ mượn gốc ngôn ngữ phương Tây trong đoạn trích sau: Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. (Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can, NXB Hội Nhà văn, 2015) 4. Giải thích nghĩa của các từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau: a. Thuở nhỏ, thầy Mạnh Tử tuy thông minh, tư chất hơn người nhưng lại ham chơi, một lần do ham chơi mà thầy trốn học. b. Người quân tử học để thành danh, thỉnh giáo người khác là để làm tăng tri thức. c. Thứ nhất, dù trẻ em còn non nớt thì mỗi đứa trẻ đều có quan điểm riêng về thế giới, đều có những ý kiến riêng đáng được tôn trọng. d. Tiếng nói của Ma-la-la đã tạo ra nhiều thay đổi tích cực tại quê hương cô. 5. Tìm các từ ghép có các yếu tố gốc Hán trong bảng sau và giải thích ý nghĩa của các từ đó:
6. Đặt câu với hai từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên. |
- GV gọi một số HS trình bày bài làm, sau đó chữa bài.
Gợi ý đáp án:
- Từ mượn là những từ mà tiếng Việt mượn từ ngôn ngữ nước ngoài để làm phong phú thêm cho vốn từ tiếng Việt.
- Khi sử dụng từ mượn, cần tránh lạm dụng. Chỉ nên dùng từ mượn trong trường hợp tiếng Việt không có từ tương đương để biểu đạt.
- Các từ mượn trong ngữ liệu:
Từ mượn gốc Hán | bản thân, cô đơn, tương tác. |
Từ mượn gốc ngôn ngữ phương Tây | smartphone, online, like. |
- Giải thích ý nghĩa các từ Hán Việt được in đậm:
- Thông minh: có năng lực trí tuệ tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh.
- Tư chất: tính chất vốn có của một người.
- Thành danh: dựng nên tên tuổi.
- Thỉnh giáo: xin người ta dạy bảo.
- Tri thức: những điều người ta vì kinh nghiệm và học tập mà biết, hay vì lí trí và cảm xúc mà biết.
- Quan điểm: điểm xuất phát quy định hướng suy nghĩ, cách xem xét, đánh giá về một sự vật, sự việc nào đó.
- Thế giới: Trái Đất, bề mặt là nơi toàn thể loài người đang sinh sống.
- Tôn trọng: tỏ thái độ đánh giá cao và cho là không được vi phạm hoặc xúc phạm đến.
- Tích cực: tỏ ra chủ động, có những hoạt động tạo ra sự biến động theo hướng phát triển.
- Gợi ý:
STT | Từ | Nghĩa |
1 | Thủy triều | Hiện tượng nước biển dâng lên rút xuống một hai lần trong ngày, chủ yếu do sức hút của mặt trăng và mặt trời. |
2 | Vô biên | Rộng lớn đến mức như không có giới hạn. |
3 | Đồng niên | Cùng tuổi |
4 | Gia vị | Thứ cho thêm vào món ăn để tăng mùi vị. |
5 | Giáo dục | Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. |
- HS đặt câu dựa vào hai từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên. Cần chú ý gạch chân từ Hán Việt trong câu.
NV2: - GV phát đề, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.
I. Gạch chân từ mượn trong các câu sau: 1. Trên mạng có nhiều clip về cảnh vi phạm giao thông. 2. “Về nhà đi con” là bộ phim nhiều tập đã chiếu trên ti-vi vào năm 2019. 3. Nhóm công nhân đang khẩn trương lấy nước để nhào trộn cát, đá, xi măng thành bê tông rồi đổ trụ nhà. 4. Khí ô-xi có lợi cho sự sống, còn khí các-bon-níc có hại cho sự sống. 5. Xe đạp của tôi bị hỏng phanh. II. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp. 1. Anh tôi vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông, đang chuẩn bị thi vào ................
2. Đó là giống hoa cúc ................
3. Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu, ông đã trở thành một ................ trong ngành thủy sản.
4. Gió bão gầm gào suốt đêm và ..................... cuộn sóng.
5. Nắng nóng kéo dài đã gây ra .............. cho cả vùng này.
6. Cuộc .................... thế giới lần thứ hai kết thúc với thắng lợi thuộc về phe Đồng minh.
|
- GV gọi một số HS trình bày bài làm, sau đó chữa bài, chốt đáp án.
- 1. clip
- phim, ti-vi
- công nhân, khẩn trương, xi măng, bê tông
- ô-xi, các-bon-níc
- phanh
II.
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
D | C | D | D | B | C |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm