Nội dung chính Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 9: Đất nước
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Đất nước sách ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
VĂN BẢN : ĐẤT NƯỚCI. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a. Tiểu sử
- Tên: Nguyễn Đình Thi
- Sinh năm : 1924 mất năm 2003
- Quê quán: Ông sinh ra ở Luông Pra Băng (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là làng Vũ Thạch, nay là phố Bà Triệu thuộc phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Có cha là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương từng sang làm việc tại Lào.
- Nguyễn Đình Thi mất ngày 18 tháng 4 năm 2004. Có con trai là nhà văn nổi tiếng Nguyễn Đình Chính.
b. Phong cách sáng tác
- Thơ ông tự do, phóng khoáng nhưng vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
- Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
c. Những tác phẩm chính
- THơ: Người chiến sĩ (1958), Bài thơ Hắc Hải (1958), Dòng sông trong xanh (1974), Tia nắng (1985), Đất nước (1948-1955), Nhớ, Lá đỏ....
- Tiểu thuyết: Xung kích, Vỡ bờ, Thu đông năm nay (1954), Bên bờ sông Lô (1957), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967)...
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian dài từ 1948 đến 1955. In trong tập Người chiến sĩ.
-Gần như trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã tham gia chiến dịch cùng sống, cùng chịu nhiều khói lửa chiến tranh. Trong khoảng thời gian ấy ông sáng tác một vài bài thơ như là “Sáng mát trong như sáng năm xưa”, “đêm mít tinh”... Bài thơ “Đất nước” là sự tổng hợp và sáng tạo thêm từ hai bài thơ trên.
b. Nhan đề
Nhan đề của bài phần nào thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Nó là lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nghĩ về đất nước theo chiều dài lịch sử, tầm cao của giống nòi, quyết chiến đấu và hi sinh để bảo vệ và xây dựng đất nước.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
1. Đọc văn bản
- Thể thơ: Tự do
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: từ đầu cho đến Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy: Mùa thu của hoài niệm
+ Phần 2: Còn lại: Mùa thu của hiện tại
-Nội dung chính:
Bài thơ thể hiện cảm hứng về đất nước. Đó là những suy cảm về một đất nước giàu đẹp, hiền hòa, về lịch sử cách mạng của một đất nước đau thương, lầm than đã đứng lên anh dũng chiến đấu và chiến thắng anh hùng.
-Chủ đề bài thơ: Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, nghĩ về đất nước theo chiều dài lịch sử, chiều cao của giống nòi, quyết chiến đấu hi sinh để bảo vệ và xây dựng đất nước.
2. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm
-Tín hiệu mùa thu Hà Nội đã được tác giả nhắc đến trong bài
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
Đây chính là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.
-Bức tranh thiên nhiên mùa thu đầy thị vị mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng lại có nét gì đó thoáng buồn: Những buổi sáng mát trong gió thôi mang theo hương cốm mới, thời tiết se lạnh, những con phố dài xao xác lá vàng... Từ láy “xao xác” càng nhấn mạnh sự quạnh quẽ, đìu hiu của cảnh vật mùa thu.
=> Phải nhạy cảm biết bao nhiêu thì nhà thơ mới có thể cảm nhận được sự dịch chuyển của mùa thu thông qua cái “Chớm lạnh” của trời đất Hà Nội.
-Hình ảnh con người bước ra từ bức tranh thu ấy:
“ Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Hình ảnh người ra đi đầy buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết “Đầu không ngoảnh lại”.
=> Mùa thu Hà Nội đẹp đó nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải biệt ly Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương tủi nhục.
3. Mùa thu của hiện tại
-Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập hạnh phúc. Chủ thể trữ tình phải thốt lên
“Tôi đứng reo vui giữa núi đồi”
Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng....
-Trạng thái của chủ thể trữ tình cũng trở nên vui mừng, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật đang phấp phới, thiết tha.
-Mùa thu của độc lập, tự chủ:
“Trời xanh đây là của chúng ta
....
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”.
=>Thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.
=> Việc sử dụng điệp từ “đây là”, “của chúng ta”, điệp ngữ “của chúng ta”, điệp cấu trúc cú pháp “ Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta/ Những cánh đồng.../ Những ngả đường.../ Những dòng sông...) góp phần tạo nhịp thơ dồn dập, giọng điệu hào hùng nhằm khẳng định ý thức chủ quyền về lãnh thổ, niềm tự hào về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, trù phú của đất nước.
- Sự thay đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “chúng ta” thể hiện sự hòa chung giữa chủ thể trữ tình với cái ta chung. Sự tươi đẹp, hân hoan của đất trời đó là của chung tất cả mọi người không của riêng ai.
- Bốn câu thơ cuối:
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Tiếng vọng của “những buổi ngày xưa” nhằm gửi gắm cho chúng ta thông điệp: Thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất của cha ông để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp nên thơ. Qua đó tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn.
2. Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo
- Ngôn ngữ thơ cô động, hàm súc
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản - Đất nước