Nội dung chính Hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều Chủ đề 8: Chọn nghề , chọn trường
Hệ thống kiến thức trọng tâm Chủ đề 8: Chọn nghề , chọn trường sách Hoạt động trải nghiệm 10 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 8. CHỌN NGHỀ, CHỌN TRƯỜNG
Hoạt động 1. Tìm hiểu thông tin về hệ thống trường đào tạo liên quan đến nghề định lựa chọn
- Càng có nhiều thông tin về các trường đào tạo sẽ càng giúp em lựa chọn được trường phù hợp hơn với dự định nghề nghiệp và năng lực học tập của bản thân.
- Các em cần tích cực trao đổi, chia sẻ thông tin về các trường đào tạo để giúp nhau có hiểu biết tốt hơn.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về tham vấn hướng nghiệp
* Tìm hiểu và chia sẻ về hoạt động tham vấn hướng nghiệp
- Đối tượng tham vấn: học sinh, phụ huynh, giáo viên...
- Nội dung tham vấn hướng nghiệp:
+ Năng lực, sở thích của HS
+ Xu hướng nghề nghiệp và nhu cầu lao động xã hội.
+ Cách rèn luyện bản thân...
- Hình thức tham vấn: tham vấn nhóm, tham vấn cá nhân,...
* Những khó khăn trong định hướng nghề nghiệp
- Học sinh không biết mình thích nghề nghiệp gì và mình có năng lực gì
- Học sinh khó khăn khi trao đổi về định hướng nghề nghiệp với bố mẹ
- Học sinh không có đầy đủ thông tin về ngành học và thị trường lao động;
- Khó khăn về sức khoẻ, thể chất,...
Hoạt động 3. Xây dựng kế hoạch và tham gia trải nghiệm nghề nghiệp
-Xác định nghề nghiệp sẽ trải nghiệm;
-Xác định thời gian trải nghiệm: một ngày, một tuần, một tháng, thời gian cụ thể,...
-Xác định địa điểm tham gia trải nghiệm: tên công ty, cơ quan, tổ chức cụ thể;
- Lựa chọn hình thức trải nghiệm: quan sát, phỏng vấn, trò chuyện, làm thử,...
- Liệt kê những thông tin cần thu thập: phẩm chất, năng lực của người lao động; thái độ làm việc của người lao động; công cụ, phương tiện làm việc; sản phẩm lao động, thuận lợi, khó khăn khi làm nghề;...
- Chuẩn bị công cụ, phương tiện cần thiết để ghi lại thông tin trong quá trình trải nghiệm nghề nghiệp.
Hoạt động 4. Thực hành tham vấn hướng nghiệp
- Tình huống 1:
+ Một HS đóng vai Hồng thuyết phục bố mẹ cho theo nghề công nghệ thông tin.
+ Hai HS khác đóng vai bố và mẹ của Hồng thuyết phục Hồng theo nghề truyền thống gia đình.
- Tình huống 2:
+ Một HS đóng vai Hoàng băn khoăn vì không hiểu rõ bản thân thích gì và sở trường là gì.
+ HS khác đóng vai GV tham vấn cho Hoàng để làm rõ sở thích nghề nghiệp và điểm mạnh của em.
- Tình huống 3:
+ Một HS đóng vai Tâm thể hiện sự băn khoăn khi thấy mình không hợp nghề báo chí.
+ HS khác đóng vai bạn học thuyết phục Tâm theo ngành báo chí.
Hoạt động 5. Đánh giá sự phù hợp của bản thân theo nhóm nghề dự định lựa chọn
Để đánh giá sự phù hợp của bản thân với các nhóm nghề, các em cần hiểu rõ về bản thân mình. Muốn vậy, các em cần tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm và tìm hiểu nghề nghiệp khác nhau, có thể làm các trắc nghiệm hướng nghiệp và tham khảo ý kiến của chuyên gia tham vấn, thầy cô, bạn bè và gia đình đểhiểu rõ hơn phẩm chất, năng lực của mình và có thêm thông tin về nhóm nghề dự định.