Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối Ôn tập Chương 2: Khí hậu và thủy văn Việt Nam (P4)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Khí hậu và thủy văn Việt Nam (P4). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM (PHẦN 4)

Câu 1: Hai phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng là:

  1. sông Mã và sông Đà.
  2. sông Đà và sông Lô.
  3. sông Lô và sông chảy.
  4. sông chảy và sông Mã.

Câu 2: Ở Việt Nam, các hoạt động du lịch diễn ra nhộn nhịp nhất vào mùa nào?

  1. Mùa xuân.
  2. Mùa đông.
  3. Mùa hè.
  4. Mùa thu.

Câu 3: Biểu hiện của sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan ở nước ta là:

  1. nhiệt độ trung bình qua các năm xu hướng tăng.
  2. các đợt mưa phùn xảy ra ngày càng nhiều hơn.
  3. nhiều kỉ lục về nhiệt độ, mưa diễn ra quanh năm.
  4. số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, thất thường.

Câu 4: Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng:

  1. ở các tỉnh ở phía Nam.
  2. trên phạm vi cả nước.
  3. ở các tỉnh ở phía Bắc.
  4. ở các tỉnh ở ven biển.

Câu 5: Vào mùa mưa, thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực miền núi của Việt Nam?

  1. Sóng thần.
  2. Ngập lụt.
  3. Lũ quét.
  4. Động đất.

Câu 6: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?

  1. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
  2. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ.
  3. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
  4. Nam Bộ.

Câu 7: Phương án nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu của các vùng, miền nước ta?

  1. Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
  2. Miền Nam có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
  3. Tây Nguyên có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
  4. Đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có lượng mưa cao nhất nước ta.

Câu 8: Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam vì?

  1. Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.
  2. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ cao hơn.
  3. Miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam.
  4. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ thấp hơn.

Câu 9: Mùa lũ của sông ngòi Trung Bộ?

  1. Mùa hè.
  2. Hè thu.
  3. Thu đông.
  4. Mùa thu.

Câu 10: Chế độ nước của sông ngòi nước ta?

  1. Lũ vào thời kì mùa xuân.
  2. Hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
  3. Sông ngòi nhiều nước nhưng càng về hạ lưu thì lượng nước càng giảm.
  4. Sông ngòi đầy nước quanh năm.

Câu 11: Ứng phó với biến đổi khí hậu được hiểu là?

  1. Hoạt động của con người nhằm chống lại các cách thay đổi khí hậu và tăng các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.
  2. Hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.
  3. Hoạt động của con người nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.
  4. Hoạt động của con người nhằm kích thích việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho con người.

Câu 12: Biến đổi khí hậu tác động tới phương diện nào của thủy văn?

  1. Lưu lượng nước và dòng chảy.
  2. Dòng chảy và quanh cảnh.
  3. Lưu lượng nước và chế độ nước.
  4. Chế độ nước và dòng chảy

Câu 13: Đặc điểm nào của tài nguyên nước có tác động tích cực đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp?

  1. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
  2. Chế độ nước theo mùa.
  3. Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn và dốc.
  4. Tài nguyên nước đang ngày càng bị ô nhiễm.

Câu 14: Vùng nông nghiệp nào sau đây của nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của tình trạng rét đậm, rét hại?

  1. Đông Nam Bộ.
  2. Tây Nguyên.
  3. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  4. Bắc Trung Bộ.

Câu 15: Đâu không phải là vai trò của tài nguyên nước đối với sản xuất nông nghiệp nước ta

  1. Cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
  2. Môi trường để nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ.
  3. Cơ sở để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
  4. Thau chua rửa mặn, mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

Câu 16: Để làm giảm biến đổi khí hậu, cần phải:

  1. Sử dụng nhiều các loại nhiên liệu khác thác từ tự nhiên.
  2. Bảo vệ rừng, tăng cường trồng và chăm sóc cây.
  3. Xây dựng thêm nhiều các nhà máy công nghiệp.
  4. Sử dụng nhiều phương tiện giao thông.

Câu 17: Sông nào có giá trị thủy điện lớn nhất ở nước ta?

  1. Sông Mê Công.
  2. Sông Mã.
  3. Sông Cả.
  4. Sông Đà.

Câu 18: Vùng nào ở nước ta hằng năm người dân phải sống chung với lũ?

  1. Đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Đồng bằng sông Hồng.
  3. Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh.
  4. Đồng bằng duyên hải Miền Trung.

Câu 19: Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Tây - Đông của khí hậu nước ta?

  1. Vĩ độ.
  2. Kinh độ.
  3. Gió mùa.
  4. Địa hình.

Câu 20: Mùa mưa của khu vực Đông Trường Sơn vào mùa nào?

  1. Mùa hạ.
  2. Mùa thu.
  3. Cuối hạ đầu thu.
  4. Cuối thu đầu đông.

Câu 21: Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là:

  1. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
  2. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
  3. Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
  4. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.

Câu 22: Nước ta có điều kiện để tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng chủ yếu là nhờ?

  1. Có nhiều loại đất.
  2. Sự phân mùa của khí hậu.
  3. Kinh nghiệm sản xuất.
  4. Sông ngòi nhiều nước.

Câu 23:Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng

  1. Cao nguyên.
  2. Đồng bằng.
  3. Đồi.
  4. Núi.

Câu 24: Cho bảng số liệu:

LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LƯU VỰC SÔNG HỒNG

(Trạm Sơn Tây) (Đơn vị: m3/s)

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Lưu lượng nước

1318

1100

914

1071

1893

4692

7986

9246

6690

4122

2813

1746

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng với lưu lượng nước trung bình các tháng của lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây)?

  1. Những tháng thấp: VII, VIII, IX và X.
  2. Những tháng cao: I, II, IV.
  3. Tháng cực đại vào tháng VIII.
  4. Tháng cực tiểu vào tháng IV.

Câu 25: Sông ngòi nước ta cuộc sống hàm lượng phù sa lớn vì:

  1. Địa hình bị cắt xẻ mạnh và mưa nhiều, mưa theo mùa.
  2. Trong lòng sông có rất nhiều cát sỏi.
  3. Mưa ít nên phù sa tích tụ nhiều.
  4. Có rất nhiều sông chảy qua các vùng khác nhau.

 

=> Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 4: Khí hậu Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay