Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời Ôn tập Chương 2: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 2: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Câu 1: Du nhập của văn hoá phương Tây đã có tác động gì với nước Đông Nam Á?
- Làm xói mòn những giá trị văn hoá truyền thống ở các nước trong khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá, tôn giáo ở nhiều nước
- Giúp cho truyền thống văn hoá bản địa được truyền bá đi nhiều nước.
- Làm biến đổi thể chế chính trị, khiến cho văn hoá truyền thống bị mai một
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX?
- Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á tuy khác nhau về thời điểm và hình thức đấu tranh nhưng đều cùng mục đích chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân.
- Vào thế kỉ XVII, nhân dân trên quần đảo Banda (Indonesia) đã vùng lên chống lại chính sách độc quyền cây hương liệu của công ty Đông Ấn Hà Lan.
- Đến đầu thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro ở Java (Indonesia) đã làm rung chuyển chế độ cai trị của thực dân Hà Lan.
- Trong suốt thế kỉ XIX, thực dân Pháp và Tây Ban Nha vấp phải cuộc kháng chiến quyết liệt của nhân dân Myanmar qua ba cuộc chiến tranh từ năm 1824 đến năm 1885.
Câu 3: Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Hà Lan, Pháp làm gì ở Mã Lai và Miến Điện?
- Nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân
- Tranh chấp ảnh hưởng
- Phối hợp phát triển kinh tế
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á?
- Tư bản phương Tây có nhu cầu cao về nguyên liệu, nhân công, thị trường.
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng trong tuyến đường giao thương trên biển.
- Kinh tế của các nước tư bản phương Tây đang bị Đông Nam Á cạnh tranh.
- Khu vực Đông Nam Á có tài nguyên phong phú, nguồn nhân công dồi dào.
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX?
- Vì muốn độc chiếm nhục đậu khấu và đinh hương, năm 1667, người Hà Lan đã đổi thuộc địa Manhattan của họ cho người Anh để lấy đảo Run thuộc quần đảo hương liệu Banda của Indonesia ngày nay.
- Người Anh xây dựng Singapore thành “nước Anh" ở Đông Nam Á nên có những chính sách phát triển đặc biệt, tạo ra khoảng cách lớn với Johor Baru, vùng thuộc địa của Hà Lan.
- Từ năm 1571, Tây Ban Nha cai trị trực tiếp Philippines. Tên nước được đặt theo tên Thái tử Philip của Tây Ban Nha.
- Miến Điện bị sáp nhập, trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc địa, đứng đầu là Toàn quyền người Anh, dưới các khu vực cũng là Tổng đốc người Anh.
Câu 6: Thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Thái Lan khi nào?
- Từ thế kỉ XVI
- Giữa thế kỉ XIX
- Đầu thế kỉ XX
- Giữa thế kỉ XX
Câu 7: Đến đầu thế kỉ XIX, chế độ cai trị của thực dân Hà Lan ở In-đô-nê-xi-a bị rung chuyển bởi cuộc khởi nghĩa của
- Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô.
- Hoàng thân Si-vô-tha.
- nhà sư Pu-côm-bô.
- nhân dân trên đảo Ban-da.
Câu 8: Đối với ba nước Đông Dương, từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp:
- Tìm mọi cách tranh giành phạm vi ảnh hưởng
- Tìm mọi cách đùn đẩy trách nhiệm chiếm đóng cho nhau.
- Liên minh để xâm chiếm các nước này.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á dưới tác động từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây?
- Đời sống văn hóa không xuất hiện yếu tố mới.
- Văn hóa phương Tây du nhập vào Đông Nam Á.
- Văn hóa Đông Nam Á chi phối văn hóa phương Tây.
- Văn hóa phát triển, bắt kịp với trình độ của phương Tây.
Câu 10: Giữa thế kỉ XVI, nước nào bị thực dân Tây Ban Nha xâm chiếm gần hết và áp đặt ách thống trị suốt 350 năm?
- Indonesia
- Malaysia
- Myanmar
- Philippines
Câu 11: Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân các nước Đông Nam Á có điểm giống nhau cơ bản về
- mục đích đấu tranh.
- thời điểm diễn ra.
- hình thức đấu tranh.
- lực lượng lãnh đạo.
Câu 12: Các nước tư bản phương Tây có mặt ở Đông Nam Á sau:
- Các cuộc phát kiến địa lí
- Thế kỉ XIX
- Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
- Chiến tranh thế giới lần thứ hai
Câu 13: Chính sách cướp đoạt ruộng đất, “cưỡng ép trồng trọt” của chính quyền thực dân phương Tây đã gây ra hệ quả gì cho nhân dân thuộc địa Đông Nam Á?
- Nông dân bị mất ruộng đất và bần cùng hóa.
- Giai cấp địa chủ phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.
- Nông dân được chia ruộng đất, hăng hái sản xuất.
- Giai cấp nông dân bị xóa bỏ hoàn toàn.
Câu 14: Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, các nước châu Á nói chung, khu vực Đông Nam Á nói riêng vẫn:
- Chìm đắm dưới chế độ phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
- Không có bất cứ một sự phát triển về kinh tế, xã hội nào.
- Đặt công nghiệp làm trọng tâm phát triển.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Trên lĩnh vực chính trị, các nước tư bản phương Tây đã thi hành chính sách cai trị nào đối với nhân dân Đông Nam Á?
- Cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập các đồn điền trồng cây cao su.
- Chia một nước hoặc một vùng thuộc địa thành các đơn vị hành chính mới.
- Phát triển giao thông vận tải để phục vụ cho mục đích kinh tế và quân sự.
- Chính sách giáo dục “ngu dân”, kì thị chủng tộc; chia rẽ đoàn kết dân tộc.
Câu 16: Các cuộc khởi nghĩa của Lapulapu, Novalet là ở nước nào?
- Indonesia
- Lào
- Campuchia
- Philippines
Câu 17: “Các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.” Em có đồng ý với ý kiến này hay không?
- Có. Vì tuy các nước tư bản có thi hành đàn áp, bóc lột nhưng chính điều đó giúp các nước thuộc địa nhận ra được yếu kém của mình, từ đó có những chiến lược để chống lại và phát triển đất nước.
- Có. Vì các nước tư bản đã đầu tư xây dựng rất nhiều đường xá, nhà, công trình, trường học, bệnh viện,…; hỗ trợ về văn hoá, giáo dục,… Đây đều là những thứ mà các nước thuộc địa không thể làm được vào thời điểm đó.
- Không. Vì các nước tư bản xây dựng đường xá, công trình,… chỉ nhằm mục đích khai thác kinh tế và các đàn áp phong trào đấu tranh. Các nước tư bản còn đưa ra nhiều chính sách hà khắc.
- Cả A và B.
Câu 18: Sự kiện nào đã mở đầu quá trình xâm chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
- Anh ép Brunei kí Hiệp ước Labuan năm 1846, cho phép Anh làm chủ vùng đất này.
- Năm 1511, Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca, làm chủ cửa ngõ đi từ Ấn Độ Dương vào vùng biển Đông.
- Chiến hạm Anh đổ bộ vào Mandalay năm 1885, chính thức mở ra một thời đại mới trong lịch sử Đông Nam Á.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Trong các thế kỉ XVI – XIX, đâu không phải một thủ đoạn/cách thức để thực dân phương Tây từng bước xâm chiếm gần hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á?
- Ngoại giao, buôn bán
- Truyền giáo
- Khống chế chính trị ép kí hiệp ước
- Hỗ trợ tiền tài, vật lực để đưa các nước trở nên giàu có, văn minh
Câu 20: Đến cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược các quốc gia nào ở Đông Nam Á?
- Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
- Xiêm, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a.
- Phi-líp-pin, Mi-an-ma, Lào.
- Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào.
Câu 21: Ở Indonesia, sau khi bị thực dân Hà Lan đô hộ thì:
- Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra
- Người dân nơi đây được hưởng chế độ của người Hà Lan bản địa.
- Đất nước trở nên hoang tàn, không còn sức sống.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 22: Đâu không phải một tình hình nổi bật về xã hội ở Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây?
- Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa phong kiến giàu có, câu kết với thực dân bóc lột nông dân.
- Thực dân cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ nhượng quyền khai khẩn đất hoang,...
- Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ thuế, lao dịch nặng nề. Nhiều người phải rời bỏ ruộng đất để bán sức lao động cho địa chủ hay tư bản nước ngoài.
- Giai cấp tư sản dân tộc, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hình thành và phát triển, bắt đầu tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Câu 23: Từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, các nước châu Âu và Bắc Mỹ đã:
- Thiết lập được các chính sách pháp luật hiện đại.
- Căn bản hoàn thành cuộc cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp
- Quá độ lên chế độ xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị chuyển sang tư bản chủ nghĩa
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 24: Chính quyền thực dân làm gì để dễ bề cai trị một nước hoặc một vùng thuộc địa?
- Tiến hành phát xít hoá chính quyền thuộc địa, bắt phải phục tùng vô điều kiện.
- Chia nước/vùng đó thành các vùng miền với các hình thức cai trị khác nhau
- Tước khí giới, ra lệnh giới nghiêm trên khắp lãnh thổ
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 25: Vì sao Đông Nam Á sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
- Do Đông Nam Á có nhiều người tài.
- Do các nước nơi đây đang có tham vọng làm bá chủ thế giới nên các nước phương Tây muốn kìm hãm sức mạnh.
- Do Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản.
- Tất cả các đáp án trên.
=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX