Phiếu trắc nghiệm Tin học 10 kết nối ôn tập chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (P2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 10 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5
Câu 1: Cấu trúc "if" trong Python được sử dụng để làm gì?
- Thực hiện vòng lặp.
- Xử lý ngoại lệ.
- Kiểm tra một điều kiện và thực thi mã trong trường hợp điều kiện đó đúng.
- Định nghĩa hàm.
Câu 2: Cú pháp đúng của câu lệnh "if" trong Python là gì?
- if condition:
- if (condition):
- if {condition}:
- if [condition]:
Câu 3: Để xử lý một trường hợp khi điều kiện trong câu lệnh "if" là sai, ta sử dụng cấu trúc nào?
- else if
- elif
- elseif
- else
Câu 4: Có thể có bao nhiêu cấu trúc "elif" trong một câu lệnh "if"?
- Chỉ có một cấu trúc "elif".
- Có thể có nhiều cấu trúc "elif" tùy ý.
- Một câu lệnh "if" không thể có cấu trúc "elif".
- Cấu trúc "elif" không được hỗ trợ trong Python.
Câu 5: Cấu trúc "else" trong câu lệnh "if" được sử dụng để làm gì?
- Định nghĩa một khối mã con.
- Thực thi mã chỉ khi điều kiện trong câu lệnh "if" là sai.
- Kiểm tra một điều kiện khác.
- Kết thúc câu lệnh "if".
Câu 6: Có thể thực hiện tất cả các phép toán thông thường như +, -, *, /,… trên các biến
- Có cùng kiểu dữ liệu số nguyên.
- Có cùng kiểu dữ liệu.
- Có cùng kiểu dữ liệu số thực.
- Có cùng kiểu dữ liệu số.
Câu 7: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
- Có ba cấu trúc lập trình cơ bản của các ngôn ngữ lập trình.
- Cấu trúc tuần tự gồm các khối lệnh được thực hiện theo trình tự từ trên xuống dưới.
- Khối lệnh chỉ được thực hiện tuỳ thuộc điều kiện nào đó được thể hiện bằng câu lệnh for, while.
- Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 8: Số công việc cần phải lặp với số lần xác định?
1) Đếm số học sinh của lớp.
2) Đếm số chia hết cho 5 trong đoạn từ 10 tới 100.
3) Đọc tên lần lượt từng học sinh của một lớp có 30 em.
4) Chạy 5 vòng sân bóng.
5) Tính tổng các số có 2 chữ số.
- 3.
- 4.
- 5.
- 2.
Câu 9: Biến trong Python được xác định kiểu dữ liệu
- Tại thời điểm gán giá trị.
- Tại thời điểm khai báo kiểu dữu liệu cho biến.
- Tại thời điểm thực hiện biểu thức số học.
- Tại thời điểm thực hiện câu lệnh print().
Câu 10: Cho đoạn lệnh sau:
for i in range(5):
print(i)
Trên màn hình i có các giá trị là
- 0 1 2 3 4 5.
- 1 2 3 4 5.
- 0 1 2 3 4.
- 1 2 3 4.
Câu 11: Hãy đưa ra kết quả trong đoạn lệnh sau:
x = 1
while (x <= 5):
print(“python”)
x = x + 1
- 5 từ python.
- 4 từ python.
- 3 từ python.
- Không có kết quả.
Câu 12: Đoạn chương trình sau giải bài toán nào?
t = 0
for i in range(1, 101):
if(i % 3 == 0 and i % 5 == 0):
t = t + i
print(t)
- Tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến 100.
- Tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5 trong phạm vi từ 1 đến 101.
- Tính tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến 101.
- Tính tổng các số chia hết cho 3 và 5 trong phạm vi từ 1 đến 100.
Câu 13: Các từ đặc biệt tham gia vào cấu trúc của ngôn ngữ lập trình, không được phép đặt tên biến hay các định danh trùng là
- Câu lệnh.
- Từ khóa.
- Khóa.
- Định danh mẫu.
Câu 14: Cho đoạn chương trình sau:
s=0
for i in range(6):
s=s+i
Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên giá trị của s là
- 1.
- 15.
- 6.
- 21.
Câu 15: Chọn đáp án đúng nhất
i = 0; x = 0
while i < 10:
if i%2 == 0:
x += 1
i += 1
print(x)
- 2.
- 3.
- 4.
- 5.
Câu 16: Trong cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu câu lệnh < câu lệnh > được thực hiện khi nào?
- Điều kiện sai.
- Điều kiện đúng.
- Điều kiện bằng 0.
- Điều kiện khác 0.
Câu 17: Lệnh nào dùng để nhận biết kiểu dữ liệu của biến trong python?
- type().
- int().
- size().
- abs().
Câu 18: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh được viết gần với (1)……… giúp cho việc đọc, hiểu chương trình (2)……… hơn”
- (1) ngôn ngữ tự nhiên; (2) dễ dàng.
- (1) ngôn ngữ tự nhiên; (2) chuyên nghiệp.
- (1) ngôn ngữ máy; (2) của máy dễ dàng.
- (1) ngôn ngữ máy; (2) chuyên nghiệp.
Câu 19: Môi trường lập trình của Python có các chế độ
- Chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo.
- Chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ sử dụng lệnh có sẵn.
- Chế độ soạn thảo và chế độ lưu trữ.
- Chế độ soạn thảo và chế độ chỉnh sửa.
Câu 20: Ngôn ngữ lập trình bậc cao gồm bao nhiêu cấu trúc?
- 2.
- 4.
- 5.
- 3.
Câu 21: Cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước có dạng như thế nào?
- while < điều kiện >: < câu lệnh >.
- while < điều kiện > < câu lệnh >.
- while < điều kiện >:.
- while < điều kiện > do < câu lệnh >.
Câu 22: Cho x = True, y = False. Cho biết giá trị của biểu thức sau:
not((x or y ) and x )
- True
- False
- x
- 1
Câu 23: Đâu không phải quy tắc đặt tên biến trong Python
- Không trùng với từ khóa.
- Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu “_”.
- Không bắt đầu bằng chữ in hoa.
- Chỉ chứa chữ cái, chữ số và dấu “_”.
Câu 24: Cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước
- while <điều kiện> to <câu lệnh>.
- while <điều kiện> to <câu lệnh1> do<câu lệnh 2>.
- while <điều kiện> do: <câu lệnh>.
- while <điều kiện>: <câu lệnh>.
Câu 25: Trong các lệnh sau những lệnh nào sẽ báo lỗi?
- int(“12+45”).
- float(123.56).
- float(“123,5.5”).
- Câu lệnh A và C sẽ báo lỗi.