Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối Ôn tập chương 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (P1)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 3. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI (PHẦN 1)
Câu 1: Hai vương quốc A-út-thay-a và Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào ngày nay?
A. Cam-pu-chia.
B. Thái Lan.
C. Ma-lai-xi-a.
D. Lào.
Câu 2: Từ sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ dựa trên cơ sở nào?
A. Quá trình xâm lược của quân Mông - Nguyên.
B. Tác động của quá trình giao lưu với văn hóa Trung Quốc.
C. Sự di dân của tộc người Thái xuống khu vực Đông Nam Á.
D. Các vương quốc phong kiến đã hình thành ở giai đoạn trước.
Câu 3: Đất nước Lào gắn liền với dòng sông nào?
A. Sông Hồng.
B. Sông I-ra-oa-đi.
C. Sông Mê-kông.
D. Sông Mê-nam.
Câu 4: Đỉnh tháp Thạt Luổng có thiết kế mô phỏng hình ảnh một loại quả mang đặc trưng kiến trúc Lào, đó là:
A. quả mướp.
B. quả chuối.
C. quả bầu.
D. quả táo.
Câu 5: Các vị vua thời kì Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài thông qua việc:
A. gao thương, trao đổi đất đai và sản vật.
B. thần phục, cống nạp sản vật quý cho Lan Xang.
C. tấn công quân sự, gây chiến tranh xâm lược.
D. thần phục và cống nạp sản vật quý cho Phù Nam.
Câu 6: Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành của hai quốc gia nào?
A. Cham-pa và Su-khô-thay.
B. Su-khô-thay và Lan Xang.
C. Pa-gan và Cham-pa.
D. Mô-giô-pa-hit và Gia-va.
Câu 7: Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ - trung đại?
A. Thái Lan.
B. Việt Nam.
C. Cam-pu-chia.
Câu 8: Chủ nhân đầu tiên của đất nước Lào là:
A. Người Lào Lùm.
B. Người Khơ-me.
C. Người Lào Xủng.
Câu 9: Đến những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã sử dụng rộng rãi kim loại gì?
A. Bạc.
B. Nhôm.
C. Sắt.
Câu 10: Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?
A. Sự trường tồn.
B. Triệu voi.
C. Niềm vui lớn.
Câu 11: Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người Lào Thơng là
A. Những chiếc chum đá khổng lồ.
B. Đền Ăng-co vát.
C. Tượng thần, phật.
Câu 12: Thế kỉ XIII, tôn giáo nào được truyền bá vào nước Lào?
A. Phật giáo Đại thừa.
B. Phật giáo Tiểu thừa.
C. Ấn Độ giáo.
Câu 13: Cư dân Cam-pu-chia sử dụng phổ biến các loại chữ nào?
A. Chữ Phạn và chữ Khơ-me.
B. Chữ tượng hình và chữ Nôm.
C. Chữ La-tinh và chữ Hán.
Câu 14: Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là:
A. sử thi Ra-ma-ya-na.
B. sử thi Đăm-săn.
C. sử thi Riêm Kê.
Câu 15: Dưới thời Giay-a-vac-man VII, quân Cam-pu-chia đã biến vương quốc nào thành một tỉnh của Ăng-co?
A. Thái Lan.
B. Chăm-pa.
C. Chân Lạp
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại cho khu vực Đông Nam Á?
A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển của động thực vật.
B. Khí hậu ấm áp thuận lợi cho con người sinh sống ở thời cổ đại.
C. Thích hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa nước.
D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai: bão, lũ lụt…
Câu 17: Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng- co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển?
A. Nông nghiệp phát triển.
B. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc.
C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới.
D. Nông nghiệp phát triển, dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc, kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới.
Câu 18: Dựa trên cơ sở nào đề Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình?
A. Chữ tượng hình của Trung Quốc.
B. Chữ Quốc ngữ Việt Nam.
C. Chữ La-tinh châu Âu.
Câu 19: Thạt Luổng, công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào thuộc tôn giáo nào?
A Hinđu giáo.
B. Phật giáo.
C. Hồi giáo.
Câu 20: “Trâu bò phục vụ trên đồng ruộng có số lượng gần như vô tận. Họ (người Lào) cũng thu lợi từ cây ăn quả trồng trong vườn và lúa canh tác trên đất đai với sự giàu có không hề thua kém một vương quốc nào”
(Mô tả mới và thú vị về Vương quốc Lào, GF.Ma-ri-ni)
Qua đoạn trích trên thể hiện điều gì về Vương quốc Lào?
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.
B. Thương nghiệp là ngành chủ đạo.
C. Thủ công nghiệp là ngành chủ đạo.
D. Lào có quan hệ hòa hiếu với các láng giềng.
Câu 21: Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nét tương đồng của lịch sử Lào và lịch sử các nước trên bán đảo Đông Dương thể hiện ở điểm nào?
A. Đều trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của nước ngoài.
B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị.
D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực.
Câu 22: Trong các thế kỉ X - XI, Cam-pu-chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến trận nhất ở
A. Đông Nam Á.
B. Châu Á.
C. Đông Dương.
Câu 23: Khu đền tháp Ăng-co là một cống hiến độc đáo của người Khơ-me vào kho tàng văn hóa của
A. Cam-pu-chia.
B. Đông Nam Á và thế giới.
C. Nhân loại.
Câu 24: Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có điểm gì khác so với người Lào Thơng?
A. Sống ở vùng đồi núi.
B. Sống ở những vùng thấp.
C. Sống trên sông nước.
Câu 25: Eo biển nào ở Đông Nam Á nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, chiếm khoảng 30% giao dịch thương mại thế giới hàng năm?
A. Eo biển Ma-lắc-ca.
B. Eo biển Be-ring
C. Eo biển Măng-sơ.