Phiếu trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều ôn tập chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Tin học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 10 cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ F

 

Câu 1: Chương trình con là gì trong lập trình?

  1. Một chương trình được viết bên trong một chương trình khác.
  2. Một chương trình được chạy độc lập và không liên quan đến chương trình chính.
  3. Một chương trình dùng để chia nhỏ và tổ chức mã nguồn.
  4. Một chương trình chỉ chứa một hàm duy nhất.

Câu 2: Thư viện các chương trình con có sẵn là gì trong lập trình?

  1. Các chương trình con được tạo và lưu trữ trong một thư mục.
  2. Các chương trình con được viết bên trong chương trình chính.
  3. Các chương trình con được tạo và sử dụng lại trong các dự án khác nhau.
  4. Các chương trình con được tải và cài đặt bằng công cụ quản lý gói.

Câu 3: Mục đích chính của việc sử dụng chương trình con là gì?

  1. Giảm độ phức tạp của chương trình chính.
  2. Tăng tính tái sử dụng và hiệu quả của mã nguồn.
  3. Tạo ra các tính năng và chức năng phụ trợ cho chương trình chính.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 4: Cách khai báo và sử dụng chương trình con trong một ngôn ngữ lập trình nào đó phụ thuộc vào?

  1. Ngôn ngữ lập trình cụ thể mà ta đang sử dụng.
  2. Cấu trúc và quy tắc của chương trình chính.
  3. Mục đích và tính năng yêu cầu của chương trình con.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 5: Chương trình con có thể được gọi và sử dụng từ chương trình chính bằng cách nào?

  1. Sử dụng câu lệnh import để tải chương trình con vào chương trình chính.
  2. Sao chép hoặc nhúng mã nguồn của chương trình con vào chương trình chính.
  3. Sử dụng câu lệnh include để kết hợp chương trình con vào chương trình chính.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

 

Câu 6: Trong bài toán giải phương trình ax+b=0 có các biến là

  1. a, b, x.
  2. a, b.
  3. x.
  4. Không có biến nào.

 

Câu 7: Lệnh nào sau đây không báo lỗi

  1. float("123,5.5")
  2. int("12 + 45")
  3. str(16.235)
  4. float(123.56)

 

Câu 8: Chia lấy phần dư trong Python kí hiệu là

  1. //
  2. %
  3. /
  4. mod

Câu 9: Xác định biến trong đoạn chương trình dưới đây

x=1

print(x)

  1. 1.
  2. x.
  3. 1, x.
  4. Không có biến nào.

 

Câu 10: Python được đề xuất và công bố bởi ai, vào thời điểm nào

  1. Guido van Rossum, năm 1983.
  2. Guido van Rossum, năm 1991.
  3. James Gosling, năm 1986.
  4. James Gosling, năm 1994.

Câu 11: Một xâu kí tự là

  1. Tập hợp các từ.
  2. Một dãy các từ.
  3. Một dãy các kí tự.
  4. Một chuỗi các kí tự.

Câu 12: Trong quá trình thực hiện thuật toán, khi phải dựa trên một điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo thì cần cấu trúc

  1. Phân bổ.
  2. Lựa chọn.
  3. Rẽ nhánh.
  4. Lặp.

Câu 13: Trong ngôn ngữ lập trình Python, hàm có phải là thủ tục hay không? Mệnh đề nào dưới đây mô tả đúng quan hệ giữa hàm và thủ tục

  1. Thủ tục là hàm nhưng hàm có thể không là thủ tục.
  2. Hàm và thủ tục là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
  3. Trong Python, hàm và thủ tục là hai khái niệm đồng nhất.
  4. Hàm là thủ tục nhưng thủ tục có thể không phải là hàm.

 

Câu 14: Biểu thức nào sau đây không phải biểu thức logic

  1. a + b > 1
  2. a* b < a + b
  3. m, n = 1, 2
  4. 12 + 15 > 2* 13

Câu 15: Hàm sau có ý nghĩa gì

  1. Hàm trả lại x nếu y là số lớn hơn, ngược lại trả về tổng của x và y.
  2. Hàm trả lại x nếu x là số lớn hơn, ngược lại trả về tổng của x và y.
  3. Hàm trả lại x ở dạng kí tự nếu x là số lớn hơn, ngược lại trả về tổng của x và y.
  4. Hàm trả lại x ở dạng kí tự nếu y là số lớn hơn, ngược lại trả về tổng của x và y.

         

Câu 16: Trong mô tả thuật toán, <điều kiện> rẽ nhánh phải là

  1. Một biểu thức số học.
  2. Một biểu thức nhận giá trị logic 0 hoặc 1.
  3. Một biểu thức nhận giá trị logic True hoặc False.
  4. Một biểu thức so sánh.

Câu 17: Câu lệnh if trong chương trình Python có dạng

  1. if <điều kiện>:
  2. if <điều kiện>;
  3. if(điều kiện):
  4. if():

Câu 18: Trong Python, câu lệnh if sẽ thực hiện khi

  1. <Điều kiện> khác 0.
  2. <Điều kiện> bằng 0.
  3. <Điều kiện> đúng.
  4. <Điều kiện> sai.

Câu 19: Trong Python, với cấu trúc if – else thì được thực hiện khi

  1. Điều kiện khác 0.
  2. Điều kiện bằng 0.
  3. Điều kiện đúng.
  4. Điều kiện sai.

Câu 20: Hàm sau có ý nghĩa gì

  1. Hàm trả về xâu (hoặc danh sách) ngược của xâu s.
  2. Hàm trả về dãy số trong khoảng độ dài của xâu đến -1.
  3. Hàm trả về dãy số trong khoảng dạng số nguyên của xâu đếm -1
  4. Hàm trả về xâu s đã được nhập vào.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong câu lệnh rẽ nhánh

  1. A + B
  2. A > B
  3. N // 100
  4. “A nho hon B”

Câu 22: Trong Python, để tìm vị trí xuất hiện lần đầu của một xâu trong xâu khác, ta dùng hàm

  1. y.find()
  2. y.find(x)
  3. find[x]
  4. find(x)

Câu 23: Biểu thức nào dưới đây có giá trị False

  1. 100%4==0
  2. 111//5! = 20 or 20%3 != 0
  3. 12%5 < 3
  4. 26//5 + 1 == 2

Câu 24: Hàm y.replace(x1,x2) dùng để

  1. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách đổi chỗ xâu con x1 và x2 của y.
  2. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x1 của y bằng xâu x2.
  3. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách bỏ đi xâu con x1 và x2 của y.
  4. Tạo xâu mới từ xâu y bằng cách thay thế xâu con x2 của y bằng xâu x1.

Câu 25: Cú pháp y[m:] có nghĩa là

  1. Xâu con gồm m kí tự cuối cùng của xâu y.
  2. Xâu con gồm m kí tự bất kì của xâu y.
  3. Xâu con được nhận bằng cách bỏ m kí tự cuối cùng của xâu y.
  4. Xâu con được nhận bằng cách bỏ m kí tự đầu tiên của xâu y.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay