Phiếu trắc nghiệm địa lí 7 chân trời ôn tập chương 4: Châu Mỹ (P3)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ôn tập chương 4: Châu Mỹ (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 4. CHÂU MỸ (PHẦN 3)
Câu 1: Mục đích của đoàn tàu thám hiểm của nhà hàng hải C. Cô-lôm-bô rời cảng Tây Ban Nha, tiến về phía Tây là gì?
A. Tìm đường từ phía tây về Ấn Độ.
B. Tìm đường sang châu Á.
C. Du thuyền quanh mũi Hảo Vọng.
D. Đi xâm chiếm và khai phá.
Câu 2: Miền núi Cooc-đi-e có những đặc điểm gì?
A. Gồm nhiều dãy núi song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.
B. Gồm những dãy núi có hướng đông bắc-tây nam, cao trung bình 400-500m.
C. Nhiều đồng bằng xen lẫn các cao nguyên sơn nguyên có độ cao thấp.
D. Địa hình núi cao hiểm trở, cao nguyên và đồng bằng xen kẽ.
Câu 3: Tại sao phía Bắc Ca-na-đa kinh tế không phát triển?
A. Khí hậu khắc nghiệt.
B. Thiếu nguồn lao động.
C. Địa hình hiểm trở.
D. Thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Câu 4: Phía tây của Nam Mỹ xen kẽ là dạng địa hình nào?
A. Các đồng bằng rộng và bằng phẳng.
B. Các dãy núi chạy song song.
C. Các bồn địa và sơn nguyên.
D. Các thung lũng và cao nguyên.
Câu 5: Khu vực rừng A-ma-dôn tập chung chủ yếu ở những quốc gia nào?
A. Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.
B. Pê-ru và Bô-li-vi-a.
C. Braxin và Pê-ru.
D. Vê-nê-du-ê-la và Cô-lôm-bi-a.
Câu 6: Phía tây châu Mỹ tiếp giáp với:
A. Đại Tây Dương
B. Thái Bình Dương
C. Bắc Băng Dương
D. Ấn Độ Dương
Câu 7: Thiên nhiên Bắc Mỹ chủ yếu nằm trong:
A. Đới lạnh và đới ôn hoà.
B. Đới lạnh và đới nóng
C. Đới ôn hoà và đới nóng.
D. Đới nóng.
Câu 8: Hướng của miền núi Coóc-đi-e là:
A. Bắc – nam
B. Đông – tây
C. Đông bắc – tây nam
D. Tây bắc – đông nam
Câu 9: Độ cao của dãy núi A-pa-lát là:
A. 5000 – 6000m
B. Phần bắc cao 400 – 500m, phần nam cao 1000 – 1500m
C. Phần tây cao 2000 – 2500m, phần đông cao 3000 – 3500m
D. Cả B và C.
Câu 10: Vị trí của miền núi Coóc-đi-e là ở:
A. Phía tây Bắc Mỹ
B. Phía đông Bắc Mỹ
C. Trung tâm Bắc Mỹ
D. Phía bắc Canada
Câu 11: Sự độc đáo của nền văn hoá Mỹ La-tinh là do:
A. Trung và Nam Mỹ có nhiều nền văn hoá cổ.
B. Du nhập văn hoá châu Âu.
C. Du nhập văn hoá châu Phi.
D. Sự pha trộn nhiều nền văn hoá ở Trung và Nam Mỹ.
Câu 12: Đâu là một đô thị có dân số trên 20 triệu người?
A. Sao Paulo
B. Buenos Aires
C. Montevideo
D. Caracas
Câu 13: Cư dân thuộc chủng tộc Negroid di cư sang Bắc Mỹ từ châu lục nào?
A. Châu Á
B. Châu Âu
C. Châu Phi
D. Châu Đại Dương
Câu 14: Thảm thực vật điển hình ở đới khí hậu xích đạo là gì?
A. Rừng nhiệt đới ẩm
B. Rừng thưa nhiệt đới.
C. Rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Đặc điểm của đới khí hậu cận nhiệt là gì?
A. Nóng, có mưa quanh năm
B. Nóng, lượng mưa giảm dần từ đông sang tây
C. Có thời tiết ôn hoà
D. Mùa hạ nóng, mùa đông ấm.
Câu 16: Tại sao thảm rừng mưa nhiệt đới phát triển ở phía Đông và các đảo của Trung Mỹ?
A. Vì ở đây có lượng mưa lớn.
B. Vì ở đây có ít mưa.
C. Vì ở đây có khí hậu ôn đới
D. Cả A và C.
Câu 17: Ở New York có trung tâm tài chính nổi tiếng là:
A. Hong Kong
B. Quebec
C. Nasdaq
D. Phố Wall
Câu 18: Đâu không phải là một quốc gia ở Trung / Nam Mỹ?
A. Colombia
B. Peru
C. Afghanistan
D. Honduras
Câu 19: Cảnh quan “Rêu, địa y, cỏ và cây bụi” có ở nơi có khí hậu:
A. Ôn đới, tương đối ẩm
B. Cực và cận cực, ở phía nam ấm hơn, có mùa hạ ngắn
C. Cận nhiệt ấm và ẩm
D. Lục địa, ít mưa
A. Hoa Kỳ, Canada
B. Argentina, Brazil
C. Hai lục địa là Bắc Mỹ và Nam Mỹ, được nối với nhau bằng eo đất hẹp Trung Mỹ.
D. Vùng biển hồ rộng hớn giữa các đồng bằng phì nhiêu.
Câu 21: Tại sao châu Mỹ được gọi là “Tân thế giới”?
A. Vì đến năm 1492 mới được phát hiện ra (muộn hơn so với các châu lục khác) và được khẳng định là một vùng đất mới.
B. Vì con người, cuộc sống, văn hoá ở châu Mỹ hoàn toàn khác biệt so với những gì con người tưởng tượng.
C. Vì châu Mỹ có nền kinh tế phát triển và nền văn hoá đa dạng nhất thế giới, giống như một thế giới thu nhỏ.
D. Cả A và C.
Câu 22: Câu nào sau đây là đúng?
A. Nguồn cung cấp nước cho các sông ở Bắc Mỹ chủ yếu từ mưa, tuyết và băng tan.
B. Sông Mác-ken-di là sông lớn nhất Bắc Mỹ.
C. Hồ Nô Lệ Lớn thuộc hệ thống Ngũ Hồ.
D. Kiểu khí hậu núi cao chủ yếu tập trung ở dãy A-pa-lát.
Câu 23: Vì sao khu vực Trung và Nam Mỹ còn được gọi là “châu Mỹ La-tinh”?
A. Vì La-tinh là một nét văn hoá truyền thống của khu vực này.
B. Vì đây là quy ước của các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đặt cho khu vực này khi đến đây xâm chiếm.
C. Vì trước đây, phần lớn khu vực này từng là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, mà ngôn ngữ của hai nước này lại thuộc ngữ hệ La-tinh.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 24: Vì sao sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mỹ cho năng suất cao, sản lượng lớn?
A. Do nông nghiệp được sản xuất trên khắp đất nước, kể cả thành phố.
B. Do ứng dụng khoa học – công nghệ trong quá trình sản xuất.
C. Do người dân nơi đây biết cách tận dụng các điểm mạnh của các giống cây truyền thống.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về địa hình ở giữa của Nam Mỹ?
A. Có các đồng bằng rộng và bằng phẳng, bao gồm các đồng bằng: Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa.
B. Đồng bằng A-ma-dôn nằm trong khu vực có khí hậu xích đạo và cận xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều nên thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới bao phủ, hệ thực — động vật vô cùng phong phú.
C. Các đồng bằng nhỏ có mưa ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi.
D. Miền núi An-đét cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.