Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 kết nối Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập từ bài 7 đến bài 10 (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức

ÔN TẬP BÀI 7 – 10 (PHẦN 2)

Câu 1: Nhân tố nào sau đây có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại?

  1. Gia đình
  2. Lao động
  3. Của cải
  4. Tiền bạc

 

Câu 2: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

  1. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu
  2. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu
  3. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính
  4. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc

 

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?

  1. Gây thương tích về thân thể đối với những người bị bạo lực
  2. Là nguyên nhân duy nhất khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ
  3. Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội
  4. Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

  1. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội
  2. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe
  3. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái
  4. Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người

Câu 5: Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ:

  1. 18 tuổi
  2. 14 tuổi
  3. 16 tuổi
  4. 20 tuổi

Câu 6: Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình?

  1. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng
  2. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình
  3. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình
  4. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học

 

Câu 7: Chúng ta cần lập kế hoạch chi tiêu để làm gì?

  1. Để giúp tiết kiệm hơn trong chi tiêu
  2. Giúp cân bằng được tài chính, tránh được các khoản tiêu dùng không cần thiết, ổn định chi tiêu trong gia đình
  3. Có nhiều tiền hơn cho các dự định
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 8: Những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình là người nào?

  1. Người mẹ hết mực yêu thương con cái
  2. Ông bà luôn cố gắng dạy dỗ con cháu thành người tốt
  3. Các anh chị em hòa thuận trong gia đình
  4. Người bố thường xuyên uống rượu

 

Câu 9: Tai nạn cháy nổ có thể gây ra các thiệt hại về những mặt nào?

  1. Về tính mạng
  2. Về tài sản
  3. Thiệt hại về tài sản; sức khỏe, tính mạng con người
  4. Chủ yếu thiệt hại về tính mạng con người

 

Câu 10: Quyền lao động của công dân được định nghĩa như thế nào?

  1. Chỉ những người có tay nghề giỏi mới có quyền học nghề và tìm kiếm việc làm phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống
  2. Lựa chọn nghề nghiệp thật tốt là một trong những quyền lao động của công dân
  3. Mỗi công dân đều đem sức lao động của mình để học việc, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân để đem lại thu nhập cho mình, gia đình và xã hội
  4. Nhà nước sẽ cung cấp việc làm cho mỗi công dân khi đến tuổi lao động

 

Câu 11: Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

  1. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng
  2. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm
  3. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích
  4. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc

 

Câu 12: Các chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể con người theo các tác nhân nào?

  1. Từ thức ăn
  2. Từ môi trường sống
  3. Các chất độc hại tồn dư sau chiến tranh
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 13: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động?

  1. Quyền sở hữu tài sản
  2. Quyền tự do kinh doanh
  3. Quyền được tuyển dụng lao động
  4. Quyền bóc lột sức lao động

 

Câu 14: Vì sao bạo lực gia đình có thể thường xảy ra ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn?

  1. Vì họ phải bươn chải kiếm sống vất vả hơn những gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn
  2. Vì phải vất vả kiếm sống nên dễ nảy sinh các mâu thuẫn trong gia đình
  3. Vì áp lực cuộc sống vốn đã đã chẳng dễ dàng vượt qua với họ nên các mâu thuẫn có thể xảy ra khi các khó khăn lần lượt kéo ập tới
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 15: Một người có kế hoạch chi tiêu hợp lí có biểu hiện như thế nào?

  1. Mua sắm vô độ
  2. Chỉ mua khi mặt hàng đó có khuyến mại tặng kèm vật dụng
  3. Mua các đồ dùng thiết yếu cho mình, so sánh giá cả của các mặt hàng với nhau để tìm ra được sản phẩm giá cả phải chăng với chất lượng đảm bảo
  4. Ưu tiên mua thật nhiều đồ ăn cho cả gia đình

 

Câu 16: Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thế nào?

  1. Thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội
  2. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
  3. Ô nhiễm môi trường
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 17: Người sử dụng lao động không được quyền làm gì?

  1. Không thực thi hợp đồng lao động đã cam kết
  2. Tôn trọng nhân phẩm của người lao động
  3. Thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng lao động
  4. Thực hiện khen thưởng đối với các nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao

 

Câu 18: Những nạn nhân của bạo lực gia đình nên làm gì?

  1. Im lặng giữ thể diện cho người thân trong gia đình
  2. Dùng các hình thức bạo lực khác để đáp trả
  3. Nên thông báo sự việc với người thân, tìm sự giúp đỡ từ các cơ quan có thẩm quyền
  4. Sử dụng các biện pháp tiêu cực hơn để xử lý vấn đề

 

Câu 19: Em có ngoài việc thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng, em còn cách nào để có thể giúp bản thân khắc phục được các thói quen chi tiêu không lành mạnh?

  1. Không thường xuyên xem các trang mua sắm trực tuyến
  2. Cân nhắc kĩ trước khi chọn mua một sản phẩm nào đó
  3. Không chọn mua các sản phẩm chỉ vì sở thích cá nhân, phải cân nhắc đến giá trị sử dụng và giá cả của sản phẩm trước khi quyết định mua
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 20: Em trông thấy một nhóm người đang vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại qua đường biên giới, em sẽ làm gì?

  1. Cần phải chạy đi chỗ đó ngay, vì có thể những người đó có thể làm hại tới mình
  2. Báo cho các cơ quan chức năng, những người có trách nhiệm về các hoạt động ngăn chặn, chống buôn bán vũ khí, các chất độc hại để có biện pháp xử lí phù hợp
  3. La hét để gây sự chú ý của mọi người
  4. Phát ra động tĩnh để cho những kẻ đó hoảng sợ bỏ chạy


Câu 21:
P năm nay 15 tuổi nhưng do nhà hoàn cảnh khó khăn nên em có xin vào một xưởng làm đồ thủ công mỹ nghệ để làm thêm, vừa kiếm thêm thu nhập vừa có thể rèn luyện được tay nghề. Chủ xưởng thường xuyên yêu cầu P làm các công việc như cắt, dập sợi mây bằng máy dập. Theo em, hành động của chủ xưởng đó đã thực hiện đúng các quy tắc về sử dụng lao động chưa thành niên của nhà nước hay chưa?

  1. Vì P làm ở xưởng nên việc gì được giao P đều phải hoàn thành, không được quyền lựa chọn việc làm khi tham gia lao động
  2. Chủ xưởng của P chưa thực hiện đúng các quy tắc về sử dụng lao động vị thành niên, với lao động đủ 15 tuổi không nên được đảm nhận các vị trí công việc được thực hiện với máy móc nguy hiểm
  3. Chủ xưởng của P đã làm đúng chức trách phân công nhiệm vụ cho P làm
  4. Thực hiện được các nhiệm vụ được giao là trách nhiệm của P khi làm việc

 

Câu 22: Cơ sở lao động do chị K làm chủ, có một số lao động tuổi vị thành niên, Chị K có để ra thời gian để các bạn có thể trau dồi thêm kiến thức và phát triển bản thân. Việc làm của chị K có làm giảm năng suất lao động tại cơ sở không?

  1. Việc chị K để thời gian cho nhân viên trau dồi thêm kiến thức có thể làm nhân viên đổi chỗ làm mới
  2. Việc để nhân viên tăng cường trau dồi thêm kiến thức không làm cơ sở của chị bị giảm năng suất, mà còn giúp tạo cho nhân viên hứng thú làm việc và nâng cao tay nghề cho nhân viên
  3. Chị K chỉ đang làm các công việc để các cơ quan chức năng không dò xét doanh nghiệp của nhà chị K
  4. Hình thức làm của chị K không nên được áp dụng trên diện rộng vì làm như vậy có thể làm cho năng suất công việc của các công xưởng bị giảm đáng kể

 

Câu 23: Cuối tuần đoàn trường tổ chức buổi tuyên truyền về cách phòng cháy, chữa cháy, Nam muốn xin phép mẹ tham gia nhưng mẹ không đồng ý vì đó không phải hoạt động học tập, tham gia mất thời gian, Nam nên dành thời gian cuối tuần để phụ mẹ chăm cho đàn gà còn có nhiều ích lợi hơn. Nếu là Nam, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào để mẹ đồng ý cho em tham gia vào buổi tuyên truyền?

  1. Nam có thể bảo với mẹ rằng đó là buổi tuyên truyền bắt buộc do nhà trường tổ chức, nếu Nam không đi sẽ bị đánh giá thấp trong phần tham gia các hoạt động của nhà trường
  2. Nam nên giải thích cho mẹ về sự nghiêm trọng của nạn cháy nổ cho mẹ nghe, bày tỏ ý kiến rằng Nam muốn tham gia hoạt động để tiếp thu được thêm nhiều cách thức phòng cháy hữu ích để áp dụng vào cuộc sống
  3. Nam nên nói với mẹ về các nội dung có trong buổi tuyên truyền thật sự rất thú vị, nếu Nam không đi sẽ rất phí mất cơ hội
  4. Nam vẫn đến buổi tuyên truyền tại trường nhưng lúc xin phép mẹ đi Nam có thể lấy lý do là đi học nhóm với bạn để mẹ cho phép

 

Câu 24: Lan muốn mua một chiếc áo len với giá 300.000 đồng. Lan đã thực hiện kế hoạch chi tiêu cụ thể để có thể mua được chiếc áo đó nhưng ở trường mới ra bộ sách ôn tập cho kì thi quan trọng, Lan muốn cũng muốn có được bộ sách đó để ôn tập chắc kiến thức hơn. Theo em Lan nên ưu tiên mục chi tiêu nào?

  1. Lan nên ưu tiên việc mua sách vở để học tập vì việc học rất quan trọng nên được ưu tiên, áo len Lan có thể mua sau
  2. Lan nên ưu tiên mục tiêu đã được đặt ra trước, vì các khoản chi phát sinh sau không quan trọng bằng
  3. Các khoản chi tiêu nào được sắp xếp trước chúng ta nên ưu tiên vì chúng ta đã cố gắng để lên kế hoạch cho việc chi tiêu đó
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 25: Bố mẹ kì vọng rất nhiều vào N, thường xuyên bắt em phải đi học thêm nhiều nơi, làm thật nhiều dạng bài tập để có thể nâng cao kết quả học tập. Nếu không may bị điểm kém, N bị bố mẹ mắng nhiếc, đem ra so sánh với con người khác giỏi hơn. Điều này làm N bị áp lực và tổn thương rất nhiều. Theo em, N có thể tìm được sự giúp đỡ từ đâu?

  1. N có thể nhờ bạn bè đến nói giúp mình
  2. Bố mẹ đã không đứng về phía N thì không có ai có thể giúp đỡ được N
  3. Nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh N, nhờ họ nói giúp với bố mẹ về các áp lực mà bố mẹ tạo ra cho N
  4. Nhờ thầy cô chủ nhiệm khuyên cho bố mẹ N, N cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của ông bà

 

=> Giáo án công dân 8 kết nối bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay