Nội dung chính địa lí 7 kết nối tri thức Bài 1: vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu âu
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 1: vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu âu sách địa lí 7 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC
- Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu:
+ Châu Âu là một bộ phận phía Tây của lục địa Á – Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran. Phần lớn lãnh thổ nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71°B, chủ yếu thuộc đới ôn hòa của bán cầu Bắc.
+ Diện tích châu Âu trên 10 triệu km², chỉ hơn châu Đại Dương. Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng, vịnh ăn sâu vào đất liền.
- Châu Âu có 3 mặt giáp biển và đại dương:
+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương.
+ Phía Nam giáp biển Địa Trung Hải.
+ Phía Tây giáp Đại Tây Dương.
+ Phía Đông ngăn cách châu Á bởi dãy Uran.
- Các biển bao quanh châu Âu:
+ Địa Trung Hải
+ Ca-xpi
+ Biển Đen
+ Biển Ban-tích
+ Biển Bắc
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
a, Địa hình
- Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi
+ Khu vực đồng bằng: chiếm 2/3 diện tích châu lục. Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau.
+ Khu vực miền núi bao gồm:
· Địa hình núi già phân bố ở phía Bắc và trung tâm châu lục. Phần lớn các dãy núi có độ cao trung bình và thấp.
· Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía Nam. Phần lớn các núi có độ cao trung bình dưới 2 000m. Dãy An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4 000m.
b, Khí hậu
- Có sự phân hóa mạnh từ bắc xuống nam, từ tây sang đông tạo nên các đới và kiểu khí hậu khác nhau gồm:
+ Đới khí hậu cực và cận cực: quanh năm giá lạnh, lượng mưa trung bình năm dưới 500mm.
+ Đới khí hậu ôn đới:
· Khí hậu ôn đới hải dương: ôn hòa, mùa đông tương đối ẩm, mùa hạ mát, có mưa quanh năm, lượng mưa trung bình năm 800 – 1000 mm trở lên.
· Khí hậu ôn đới lục địa: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng và ẩm. Lượng mưa nhỏ, trung bình năm chỉ trên dưới 500mm, mưa chủ yếu vào mùa hạ.
· Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng và khô, thời tiết ổn định. Mùa đông ấm và mưa nhiều. Lượng mưa trung bình năm khoảng 500 – 700mm.
c, Sông ngòi
- Có lượng nước dồi dào, chế độ nước phức tạp
- Hệ thống kênh đào phát triển, giao thông thuận lợi.
d, Đới thiên nhiên
- Đới lạnh:
+ Có khí hậu cực và cận cực: chiếm một phần nhỏ diện tích lãnh thổ.
+ Quanh năm tuyết bao phủ, sinh vật nghèo nàn, động vật có một số loài chịu được lạnh.
- Đới ôn hòa: có khí hậu ôn đới và khí hậu cận nhiệt. Thiên nhiên thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
+ Phía bắc: khí hậu lạnh, ẩm ướt. Thực vật chủ yếu là rừng lá kim, nhóm đất điển hình là đất pốt-dôn.
+ Phía tây: mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều. Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng. Nhóm đất điển hình là đất rừng nâu xám.
+ Phía đông nam: khí hậu mang tính chất lục địa, mưa ít. Thảm thực vật là thảo nguyên ôn đới.
+ Phía nam: khí hậu cận nhiệt đới trung hải. Rừng và cây bụi lá cứng kém phát triển.
=> Giáo án địa lí 7 kết nối bài 1: vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu âu