Nội dung chính Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo Bài: Ôn tập cuối học kì 2
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài Ôn tập cuối học kì II sách Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II
I. CÁC THỂ LOẠI VB
- Truyện
- Thơ
- VB nghị luận
- Văn bản thông tin
II. CÁC KIỂU BÀI VIẾT ĐÃ HỌC
- Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân
- Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện
III. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
- Công dụng của dấu ngoặc kép
- Từ đa nghĩa và từ đồng âm
- Từ mượn và yếu tố Hán Việt
- Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó với nghĩa của văn bản.
- Dấu chấm phẩy
- Phương tiện phi ngôn ngữ
IV. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài 1
- Yếu tố miêu tả: thể hiện ở các chi tiết miêu tả chú bé Lượm như “chú bé loắt choắt”, “cái xắc xinh xinh.”, “cái chân thoăn thoát”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca-lô đội lệch”, “Mồm huýt sáo vang/ Như con chim chích/ Nhảy trên đường làng”.
- Yếu tố tự sự thể hiện ở việc kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhân vật trữ tình và chù bé Lượm “Tình cờ chú cháu/ Gặp nhau Hàng Bè”.
Bài 2
- Cần chú ý đến ngôn ngữ đặc sắc của bài thơ: những từ ngữ độc đáo, các biện pháp tu từ, các hình ảnh thơ được gợi ra từ ngôn ngữ...
- Cần chú ý đến yến tố miên tả và tự sự trong bài thơ, hiệu quả biểu đạt của các yếu tố miêu tả, tự sự ấy trong việc tăng sức gợi.
- Cần chú ý đến tình cảm, câm xúc người viết gửi gắm qua ngôn ngữ thơ. Có thể trả lời một số câu hỏi: Bài thơ gửi gắm tình cảm, cảm xúc gi? có nhận xét gì về tình cảm, càm xúc ày? Những cảm xúc, tình cảm ấy liên hệ thế nào với bản thân em và cuộc sống xung quanh?
Bài 3
Yếu tố | Tác dụng |
Sa-pô | Tóm tắt nội dung bài viết, tạo sự lôi cuốn với người đọc. |
Đế mục | Giúp VB mạch lạc, dễ tiếp nhận. |
Chữ in đậm | Tô đậm đề mục, làm nổi bật bố cục VB; tô đậm từ khoá trong VB, làm bật lên ý chính cùa VB. |
Số thứ tự | Đánh dấu thứ tự các đề mục, các ý, giúp VB mạch lạc, dễ tiếp nhận. |
Dấu gạch đẩu dòng | Đánh dấu các phần nội dung trong VB, giúp VB mạch lạc, dễ tiếp nhận. |
Bài 4
- Cốt truyện: Những sự việc chính của truyện là gi?
- Người kể chuyện: Nguời kể chuyện là ai? Truyện được kể theo ngôi kể nào?
- Nhân vật: Chú ý đến các đặc điểm của nhân vật như ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, ý nghĩ,...
Bài 5
Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống thuộc kiểu VB nghị luận.
Bài 6
Bước | Việc cần làm |
Bước 1: Xác định đề tài, thời gian và không gian nói | Trả lời các câu hỏi: Nói về đề tài gì? Nói ở đâu? Nói với ai? Nói vào lúc nào, trong thời gian bao lâu? |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý | Dựa vào bước 1, chọn lọc nội dung nói cho phù hợp với thời gian, không gian nói. Lập dàn ý bài nói (có thể theo dạng sơ đồ, dạng gạch đầu dòng), sắp xếp các ý trong bài nói theo một trình tự hợp lí. |
Bước 3: Luyện tập và trình bày | Luyện tập nói cho tự nhiên, nhuần nhuyễn và trình bày. |
Bước 4: Trao đổi và đánh giá | Dựa vào bảng kiểm để đánh giá bài nói trong vai trò người nói và người nghe để chỉnh sửa bài nói của bản thân và các bạn cho hoàn thiện hơn. |
Bài 7
- Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấun rah giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Bài 8
| Từ đa nghĩa | Từ đồng âm |
Giống nhau | Đều có sự tương đồng về ngữ âm giữa các từ (đọc giống nhau) | |
Khác nhau | Các từ đa nghĩa có sự tương quan về nghĩa (một từ là nghĩa gốc, một từ là nghĩa chuyển) | Các từ đồng âm không có sự tương quan về nghĩa (nghĩa khác nhau) |
- Từ đa nghĩa. Từ xuân1 mang nghĩa gốc, nghĩa là một mùa trong năm, chuyền tiếp từ xuân sang hạ, được xem là mùa đầu tiên trong năm. Nghĩa của từ xuân2 mang nghĩa chuyển, có nghĩa là làm cho đất nước càng ngày càng tươi đẹp (giống như mùa xuân).
- Từ đồng âm. Hai từ tranh có nghĩa không liên quan đến nhau: tranh1 chỉ tác phẩm hội hoạ, tranh2 chỉ hành động tìm cách giành lấy, làm thành cùa mình.
- Từ đồng âm. Từ biển1 mang nghĩa gốc, có nghĩa là phần đại dương ở ven các đại lục. Từ biển2 mang nghĩa chuyển, có nghĩa là mênh mông rộng lớn (giống như biển).
Bài 9
STT | Từ in đậm | Từ thuần Việt tương đương |
1 | phẫu thuật | mổ |
2 | nhân loại | loài người |
3 | di sản | tài sản để lại |
4 | hải cẩu | chó biển |
Bài 10
- Trường hợp a, b lạm dụng từ mượn, do các từ mượn ở đây đều có từ thuần Việt tương đương và sử dựng rộng rãi trong đời sống (“phôn” - gọi điện, “sua” - chắc chắn). Việc dùng từ mượn trong trường hợp này khiến cho câu nói thiếu tự nhiên, gây cảm giác khó chịu cho người nghe.
Trường hợp c sử dụng từ mượn một cách hợp lí, do tiếng Việt đã mượn từ ngữ nước ngoài để chỉ những hiện tượng xuất hiện như phông (font). Việc dùng tư mượn trong trường hợp này vẫn tự nhiên, không gây cảm giác khó chịu cho người nghe.
Bài 11
Công dụng của dấu ngoặc kép
Ví dụ 1: đánh dấu lời dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại.
Ví dụ 2: đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.
Vi dụ 3: đánh dấu tên của một tác phẩm, tài liệu.
Bài 12/ trang 108
Việc lựa chọn cấu trúc câu có tác dụng
(1) thay đổi cấu trúc câu nhằm nhản mạnh đối tượng được nói đến,
(2) viết cân nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tà đối tượng được cụ thể, sinh đọng hơn.
- 1. Việc lựa chọn cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh hành động “tiến lại”.
a.2. Việc lựa chọn cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh chủ thể “hai đứa bé”.
b.1. Việc lựa chọn cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh sự việc “khi thắng lợi trở về”.
b.2. Việc lựa chọn cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh sự việc “chắc bà không còn nữa”.
- 1. Người viết lựa chọn cấu trúc câu nhiều vị ngữ, do đó đã miêu tả sinh động, cụ thể thái độ, tình cảm của “bọn tôi” trong sự việc “đám tang chú dế”.
c.2. Người viết lựa chọn cấu trúc câu chỉ có một vị ngữ, do đó chưa miêu tả được sự việc một cách sinh động, cụ thể.