Nội dung chính Lịch sử 6 cánh diều Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Hy Lạp và La Mã cổ đại sách Lịch sử và Địa lí 6 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách cánh diều
BÀI 9: HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI
- ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
- Vị trí địa lí của Hy Lạp và La Mã cổ đại:
+ Hy Lạp:
- Địa hình: có lãnh thổ rộng, bao gồm miền lục địa Hy Lạp (nam bán đảo Ban-căng), miền đất ven bờ Tiểu Á và những đáo thuộc biển Ê-giê. Địa hình bị chia cắt thành vùng đồng bằng nhỏ hẹp bởi các dãy núi thấp chạy đài ra biển, đất đai khô cằn.
- Biển đảo: Đường bờ biển dài, có hàng nghìn hòn đảo nhỏ thuận tiện cho giao thương, buôn bán. Bờ biển phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh kín gió, tạo nên các cảng tự nhiên. Pi-rê là cảng biển nổi tiếng nhất.
- Đất đai: có ít đồng bằng
+ La Mã
- Nơi khởi sinh nền văn mình La Mã là I-ta-li-a, một bán đảo lớn, dài và hẹp hình chiếc ủng kéo dài ra Địa Trung Hải, xung quanh có ba đảo lớn là Xi-xin ở phía nam, Coóc-xơ và Xác-đe-nhơ ơ phía tây.
- Bán đảo I-ta-li-a có nhiều đồng, chì, sắt và hàng nghìn km đường bờ biển
- Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại:
+ Hy Lạp
- Tác động đến cuộc sống: do khí hậu khô ráo, có nhiều ngày nắng trong năm, hầu hết các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá đều diễn ra ngoài trời
- Tác động đến phát triển kinh tế: dân chúng sống chủ yếu ven bờ biển và phụ thuộc vào biển, phát triển mạnh các ngành kinh tế gắn với biển (thương mại, đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ, hải sản). Xây dựng các cảng biển, phát triển đóng tàu, thuyền, phát triển thương mại trên biển; phát triển các ngành thủ công nghiệp (làm gốm, chế tác đá; sản xuất dầu ô liu, trồng nho, chế biến rượu vang; không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Vai trò của vùng biển Pi-rê đối với sự phát triển của kinh tế Hy Lạp: cảng Pi-rê với vị trí nằm ở trung tâm Hy Lạp, đã trở thành trung tâm buôn bán, phát triển mạnh các ngành kinh tế hướng biển của khu vực Địa Trung Hải
+ La Mã:
- Thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi
- Các ngành thủ công rất phát triển
- Giao thương, hoạt động hàng hải phát triển. Người La Mã có thể buôn bán khắp các vùng xung quanh Địa Trung Hải, dễ dàng chinh phục những vùng lãnh thổ mới và quản lí hiệu quả cả đế chế rộng lớn.
- TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC THÀNH BANG
- Các thành bang có đường biên giới lãnh thổ, có chính quyền, quân đội, luật pháp, hệ thông kinh tế, đo lường, tiên tệ và những thần bảo hộ riêng. Mặc dù đều là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô, nhưng thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước ở mỗi thành bang không giống nhau.
- TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC ĐẾ CHẾ
- Khoảng thế kỉ III TCN, thành bang La Mã lớn mạnh đã xâm chiếm các thành bang trên bản đảo I-ta-li-a, chinh phục các vùng đất của người Hy Lạp, các thành bang ven bờ Địa Trung Hải và trở thành một đế quốc. Lãnh thổ của đế quốc La Mã mở rộng nhất vào khoảng thế kỉ II.
- MỘT SỐ THÀNH TỰU VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA HY LẠP VÀ LA MÃ
- Thành tựu về lịch pháp và thiên văn học:
+ Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm ra lịch, đó là dương lịch.
+ Hy Lạp được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học như thiên văn học, địa lí, vật lí, triết học,....với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clit,...
+ Các nhà khoa học ở La Mã chủ yếu tiếp thu những thành tựu trước đó của người Hy Lạp.
- Thành tựu về chữ viết, văn học, sử học:
+ Người Hy Lạp đã sáng tạo ra mẫu chữ cái trên cơ sở mẫu chữ cổ tự có. Từ hệ thống chữ cái của người Hy Lạp, người La Mã sáng tạo ra mẫu chữ La-tinh, được truyền bá và sử dụng rộng rãi trên thế giới sau này.
+ Thể loại văn học xuất hiện sớm nhất ở Hy Lạp ở thần thoại. I-li-át và Ô-đi-xê là hai bộ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp.
+ Ở Hy Lạp xuất hiện nhiều nhà sử học nổi tiếng như Hê-rô-đốt,...sử học Hy Lạp được coi là cội nguồn của sử học phương Tây. Ở La Mã, nổi tiếng nhất là nhà sử học Pô-li-biu-xơ.
- Thành tựu về kiến trúc, điêu khắc: Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga và các tác phẩm điêu khắc tuyệt mĩ.