Phiếu trắc nghiệm Công dân 8 chân trời Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập từ bài 7 đến bài 10 (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 7 – 10 (PHẦN 1)

Câu 1: “Hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...” - đó là biểu hiện cụ thể của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây?

  1. Bạo lực thể chất
  2. Bạo lực kinh tế
  3. Bạo lực tinh thần
  4. Bạo lực tình dục

 

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu?

  1. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai
  2. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả
  3. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính
  4. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống

 

Câu 3: Nguy cơ nào dưới đây dẫn đến tai nạn vũ khí?

  1. Rò rỉ khí ga
  2. Cưa bom, mìn
  3. Cháy, chập điện
  4. Thực phẩm ôi thiu

 

Câu 4: Nhân tố nào dưới đây là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người và quyết định đến sự tồn tại, phát triển của xã hội?

  1. Gia đình
  2. Lao động
  3. Của cải
  4. Tiền bạc

 

Câu 5: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

  1. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc
  2. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu
  3. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp
  4. Cần rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính ngay từ khi còn nhỏ

 

Câu 6: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau “Gia đình là …… của yêu thương, là chiếc nôi nuôi dưỡng ……… của mỗi người, là nơi chốn an toàn, đầy ắp những kỉ niệm khó quên”?

  1. Chiếc vỏ bọc/ sự nghiệp
  2. Nguồn cội/ nhân cách
  3. Nguồn gốc/ tính cách
  4. Chiếc nôi/ sức mạnh

 

Câu 7: Ý kiến nào sau đây đúng?

  1. Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm
  2. Đảm bảo các khoản chi tiêu thiết yếu là các nội dung thiết yếu cho việc lập kế hoạch chi tiêu
  3. Chỉ có những người có thói quen tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu
  4. Chỉ có những người ít tiền mới cần thực hiện kế hoạch chi tiêu

 

Câu 8: Để phòng tránh tai nạn về cháy nổ chúng ta nên làm gì?

  1. Sử dụng theo ý thích các chất dễ gây cháy, nổ
  2. Vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở nơi công cộng
  3. Cẩn thận khi sử dụng bếp điện, bếp ga
  4. Hút thuốc lá tại kho hàng dễ cháy

 

Câu 9: Nhà nước cấm người ở độ tuổi nào không được làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại?

  1. 25 tuổi
  2. Dưới 18
  3. Người tốt nghiệp đại học, cao đẳng
  4. Người ngoài 30 tuổi

 

Câu 10: Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình?

  1. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng
  2. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình
  3. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình
  4. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học

 

Câu 11: Điền vào chỗ trống trong câu sau “Quản lí tài chính cá nhân là một ......... cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ”.

  1. Tài sản
  2. Tiềm năng
  3. Kĩ năng sống
  4. Kĩ năng

 

Câu 12: Quy định của pháp luật đối với vũ khí và các chất độc hại như thế nào?

  1. Được phép buôn bán các vũ khí, các chất gây cháy nổ
  2. Cấm tàng trữ vũ khí gây thương tích, chất phóng xạ và các chất độc hại khác
  3. Người dân có quyền sử dụng các vũ khí cháy nổ, chất phóng xạ vào mục tiêu cá nhân
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 13: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động?

  1. Quyền sở hữu tài sản
  2. Quyền được tuyển dụng lao động
  3. Quyền tự do kinh doanh
  4. Quyền bóc lột sức lao động

 

Câu 14: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm bởi pháp luật?

  1. Kích động, xúi giục người khác thực hiện các hành vi bạo lực gia đình
  2. Can ngăn khi thấy các tình huống bạo lực gia đình xảy ra
  3. Giúp đỡ người bị bạo lực tìm được tiếng hòa nhập với xã hội
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 15: Để có thể có thêm tiền cho các khoản chi riêng mỗi tháng em có thể thực hiện kế hoạch nào sau đây?

  1. Tiêu dùng hết các khoản tiền mà mình đã tiết kiệm được
  2. Xin bố mẹ thêm tiền phục vụ cho các khoản chi tiêu phát sinh
  3. Đặt mục tiêu tiết kiệm để có thêm tiền dư ra mỗi tháng
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

 

Câu 16: Để phòng tránh các tác hại của các tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại nhà nước đã làm gì?

  1. Ban hành luật và một số văn bản quy phạm pháp luật khác
  2. Lập kế hoạch bắt hết những người vi phạm
  3. Phát triển thêm nhiều phương án chữa cháy hiệu quả
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

 

Câu 17: Nếu công nhân không nhận được các điều kiện thích đáng trong quá trình làm việc thì có thể tham khảo điều luật nào để tìm lại quyền lợi thuộc về bản thân mình?

  1. Một số văn bản quy bản pháp luật quy định về quyền của người sử dụng lao động
  2. Bộ luật lao động năm 2019 điều 6
  3. Bộ luật lao động năm 2019 điều 23
  4. Bộ luật lao động năm 2019 điều 13

 

Câu 18: Khi mẹ đang tức giận, M không nói thêm điều gì làm mẹ kích động. Đợi khi mẹ không còn bực tức nữa mới giải thích mọi chuyện cho mẹ. Theo em đây có phải là một cách hạn chế được bạo lực gia đình?

  1. Khi mẹ nói mà không nói thể hiện điều không tôn trọng mẹ
  2. Việc bạn làm chỉ giúp trì hoãn được bạo lực chứ không làm giảm khả năng xảy ra bạo lực gia đình
  3. Cách hành xử của bạn chỉ làm cho mẹ cảm thấy bực tức hơn
  4. Cách hành xử của bạn M hợp lí, khi mẹ đang nóng giận không nên cãi lí, đôi co với mẹ điều đó chỉ làm mẹ thêm bực tức và có thể chút giận lên người

 

Câu 19: Ngọc muốn mua được bộ sách mới ra của tác giả Antoine de Saint-Exupéry nhưng số tiền mà Ngọc đang có chưa đủ. Theo em, Ngọc có thể thực hiện tiết kiệm chi tiêu như thế nào để đạt được mục tiêu mua bộ sách mới?

  1. Ngọc có thể xin thêm mẹ tiền để mua bộ sách yêu thích
  2. Ngọc có thể kêu gọi bạn bè cùng góp tiền mua chung bộ sách
  3. Để có được tiền mua bộ sách mới Ngọc có thể tiết kiệm tiền từ các khoản tiền tiêu vặt hằng ngày, kiếm thêm một số tiền từ các kế hoạch nhỏ của bản thân
  4. Ngọc có thể lên kế hoạch xin người thân thêm tiền để thực hiện kế hoạch mua sách, vì mua sách là một mục tiêu tốt nên chắc chắn người thân sẽ sẵn sàng giúp đỡ Ngọc

 

Câu 20: Hành động nào sau đây có thể giúp phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ?

  1. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng cháy, chữa cháy khi ở nhà và ngoài xã hội
  2. Tổ chức buổi tuyên truyền toàn trường về các tác hại của các vật liệu dễ cháy có thể gây ra
  3. Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi phòng
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 21: Để bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia vào thị trường lao động, các em cần nắm rõ các điều gì?

  1. Cần tìm hiểu về công việc mà mình muốn làm, các quy định, yêu cầu của công việc; nắm rõ các quy định, luật bảo vệ người lao động do nhà nước ban hành
  2. Yêu cầu công ty phải đáp ứng được các nhu cầu của mình khi vào làm tại công ty
  3. Không chấp nhận các yêu cầu phát sinh trong khi làm việc tại công ty
  4. Yêu cầu công ty cần có một bản quy định rõ ràng về công việc

 

Câu 22: Bố của L từ ngày bị bệnh thường hay cáu gắt, uống rượu và nổi cáu với mẹ con L, có lần bố say, bố đánh hai mẹ con. L rất sợ hãi và thương mẹ nhưng không biết làm thế nào để giúp mẹ trong những lúc như vậy. Em hãy giúp L tìm ra giúp mẹ con L không bị tổn thương mỗi khi bố giận và có ý định đánh mắng?

  1. Mẹ con L nên chống trả lại những hành động vũ phu của bố
  2. Mẹ con của L nên lánh đi chỗ khác những lúc bố nổi giận, nhờ sự giúp đỡ của ông bà, hàng xóm giúp can ngăn mỗi khi bố đánh chửi
  3. Mẹ con L có nên thực hiện các biện pháp cứng rắn để bố không dám đánh mắng hai mẹ con
  4. Hạn chế tiếp xúc với bố, để bố không có cơ hội lại gần nữa

 

Câu 23: H và K là đôi bạn thân. Thấy H hay quan tâm đến việc tính toán chi tiêu tiết kiệm để có tiền mua sách vở, quà sinh nhật tặng người thân, đóng học phí lớp bồi dưỡng Tin học, K góp ý với bạn: “Sao lúc nào cậu cũng bận tâm lo tiết kiệm tiền vậy? Mình là học sinh thì chỉ nên tập trung vào việc học tập". Nếu là H, em sẽ giải thích với K như thế nào?

  1. Bảo với bạn mỗi người có một kế hoạch khác nhau nên việc tiết kiệm chi tiêu cũng sẽ khác nhau
  2. Giải thích với bạn việc lập kế hoạch chi tiêu không ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn giúp chúng ta rèn luyện được thói quen chi tiêu có kế hoạch, tiết kiệm được tiền, làm chủ được tài chính cá nhân
  3. Vì nếu thực hiện các kế hoạch chi tiêu như vậy sẽ giúp K có thêm được các khoản chi tiêu dư ra, để phục vụ cho các việc bất ngờ trong tương lai
  4. Việc thực hiện kế hoạch chi tiêu của mỗi người là khác nhau nên việc bạn có suy nghĩ khác mình cũng là chuyện hết sức bình thường, H không cần thiết phải giải thích quá nhiều với bạn

 

Câu 24: Anh K phát hiện ra phía chân núi có một quả bom tàn dư lại sau chiến tranh, anh K nghĩ nếu lấy được phần vỏ kim loại đó để bán sắt vụn thì kiếm được một khoản tiền. Nhưng một mình anh K không thể tự dịch chuyển hay cưa quả bom đó, anh K liền rủ anh T là hàng xóm cùng đến cưa và chia đôi số tiền kiếm được. Thấy anh T lo ngại về việc quả bom có thể sẽ phát nổ trong quá trình hai anh đang làm, anh K chấn an “Nếu nó nổ được đã nổ từ khi có chiến tranh rồi kìa”. Theo em anh T nên làm gì để giữ an toàn cho bản thân và anh K?

  1. Lí lẽ của anh K hoàn toàn chính xác, anh T nên nghe theo cùng đến chỗ quả bom để thực hiện công việc với anh K
  2. Anh T nên khuyên anh K không nên cưa quả bom để lấy kim loại mà báo chuyện có quả bom sót lại cho cơ quan chức năng, có chuyên môn về việc rà xóa bom mìn để xử lý an toàn không gây ra các thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản
  3. Anh T nên báo cho các cơ quan có thẩm quyền về việc mình sắp làm cùng anh K để họ có thể ứng cứu kịp thời khi xảy ra bất cứ tình huống nguy hiểm nào khác
  4. Anh T nên bảo với mọi người về việc anh K tìm thấy quả bom còn sót lại, cùng nhau tìm ra phương án hợp lý để lấy kim loại

 

Câu 25: Ông P là chủ của một cửa hàng chuyên cung ứng vật liệu lao động. Ông P tuyển rất nhiều nhân viên trẻ tuổi hầu hết ở lứa tuổi đủ 15 đến 18 tuổi. Nhân viên chủ yếu làm các công việc chân tay nặng nhọc. Gần đây do có nhiều đơn hàng, ông P thường bắt các nhân viên phải tăng ca làm việc, thậm chí là các nhân viên có tuổi đời còn rất nhỏ phải làm 8 tiếng một ngày. Việc làm của ông P có vi phạm pháp luật không nếu có ông P sẽ phải thay đổi cách giao việc làm của mình như thế nào cho đúng?

  1. Việc làm của ông P không vi phạm pháp luật, vì đã là nhân viên tại cửa hàng là đang chịu sự quản lý, kiểm soát của ông P nên ông có thể giao bất cứ việc gì cho nhân viên của mình
  2. Làm việc tại các cơ sở có chủ quản lý thì các em phải làm theo các điều mà chủ đã giao phó không được phép phàn nàn
  3. Ông P đã vi phạm pháp luật về việc sử dụng lao động chưa thành niên làm các công việc nặng nhọc và ép buộc nhân viên chưa đủ tuổi thành niên làm quá giờ cho phép theo quy định của nhà nước
  4. Ông P đã làm đúng chức trách của mình với vai trò là một người chủ doanh nghiệp, ông đã điều phối việc làm phù hợp cho tất cả các nhân viên nhằm đáp ứng được tình hình công việc đang rất nhiều tại cửa hàng

 

=> Giáo án Công dân 8 chân trời bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công dân 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay