Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 cánh diều Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 cánh diều Bài 10:Phòng và trị bệnh cho vật nuôi. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 10: PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả một trong những biểu hiện thường thấy khi vật nuôi bị bệnh?

  1. Lớn nhanh, đẻ nhiều
  2. Ăn khỏe, ngủ khỏe
  3. Mệt mỏi, ủ rũ
  4. Nhanh nhẹn, hoạt bát.

Câu 2: Tác nhân nào gây ra bệnh truyền nhiễm cho vật nuôi?

  1. Vi sinh vật
  2. Tác nhân lí học
  3. Tác nhân hóa học
  4. Tác nhân cơ học

Câu 3: Bệnh ở vật nuôi sẽ xảy ra khi tồn tại đồng thời bao nhiêu yếu tố gây bệnh?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 4: Điều trị bệnh cho vật nuôi là công việc chuyên môn của ai?

  1. Người chăn nuôi
  2. Bác sĩ thú y
  3. Cán bộ khuyến nông
  4. Người bán thuốc thú y

Câu 5: Ý nào dưới đây không phải là lợi ích của việc phòng, trị bệnh cho vật nuôi hiệu quả?

  1. Đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững.
  2. Cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
  3. Góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
  4. Làm giảm số lượng vật nuôi.

Câu 6: Biết được nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi sẽ giúp ích gì?

  1. Xác định được phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp.
  2. Xác định được phương pháp nuôi dưỡng phù hợp.
  3. Xác định được phương pháp chăm sóc phù hợp
  4. Xác định được phương pháp nâng cao năng suất chăn nuôi.

Câu 7: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất định để định nghĩa về bệnh?

  1. Bệnh là sự rối loạn hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau.
  2. Bệnh là hiện tượng xảy ra ở cơ thể vật nuôi khi có tồn tại các yếu tố gây bệnh khác nhau.
  3. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện ho, sốt, còi cọc, chậm lớn.
  4. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện kém ăn, bỏ ăn.

Câu 8: Hành động nào dưới đây của người chăn nuôi là đúng khi phát hiện vậy nuôi bị ốm?

  1. Báo cho cán bộ thú y
  2. Giết mổ
  3. Tự mua thuốc về chữa trị
  4. Bán ngay

Câu 9: Vaccine phòng bệnh là chế phẩm sinh học được chế ra từ:

  1. Sản phẩm trồng trọt
  2. Hóa chất tổng hợp
  3. Chính mầm bệnh gây ra bệnh đó
  4. Thuốc kháng sinh

Câu 10: Yêu cầu khi chăm sóc vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn mang thai là?

  1. Không quá béo, không quá gầy
  2. Khỏe mạnh để nuôi thai, có nhiều sữa và con sinh ra khỏe mạnh
  3. Gia súc mẹ có nhiều sữa và chất lượng sữa tốt, cơ thể mẹ khỏe mạnh sau kì sinh sản.
  4. Cả 3 đáp án trên

  

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là tác nhân lí học gây bệnh cho vật nuôi?

  1. Nhiệt độ quá cao
  2. Nhiệt độ quá thấp
  3. Tai nạn giao thông
  4. Dòng điện

Câu 2: Ý nào dưới đây phù hợp để mô tả việc vệ sinh thân thể vật nuôi?

  1. Cho vật nuôi tắm, chải và vận động hợp lí
  2. Cho con vật ăn thức ăn sạch và đủ chất
  3. Tiêm vaccine đầy đủ
  4. Dọn chuồng nuôi hằng ngày

Câu 3: Có mấy loại tác nhân bên ngoài gây bệnh cho vật nuôi?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 4: Yêu cầu nào dưới đây là không chính xác khi chăn nuôi đực giống?

  1. Cân nặng vừa đủ.
  2. Sức khoẻ tốt nhất.
  3. Cho tinh dịch tốt về số lượng và chất lượng.
  4. Càng to béo càng tốt.

Câu 5: Để đảm bảo chuồng nuôi có chiếu sáng phù hợp, tránh mưa hắt, gió lùa, người ta thường làm chuồng theo hướng nào?

  1. Hướng đông hoặc đông bắc
  2. Hướng nam hoặc đông nam
  3. Hướng bắc hoặc tây bắc
  4. Hướng tây hoặc tây nam

Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là vai trò chính của vệ sinh trong chăn nuôi?

  1. Phòng ngừa dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe vật nuôi
  2. Nâng cao năng suất chăn nuôi
  3. Bảo vệ môi trường
  4. Tiết kiệm thức ăn chăn nuôi

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là tác nhân hóa học gây bệnh cho vật nuôi?

  1. Acid
  2. Vi khuẩn
  3. Thuốc trừ sâu hóa học
  4. Thuốc diệt cỏ

Câu 8: Loại bệnh nào ở vật nuôi có thể lây lan nhanh thành dịch?

  1. Bệnh ngộ độc hóa chất
  2. Bệnh do nhiệt độ quá thấp
  3. Bệnh truyền nhiễm
  4. Bệnh do chấn thương tai nạn

Câu 9: Biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất cho vật nuôi là:

  1. Sử dụng vaccine.
  2. Cho con vật ăn càng nhiều càng tốt
  3. Cho con vật vận động càng nhiều càng tốt
  4. Cho con vật sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên

Câu 10: Thế nào là một chuồng nuôi hợp vệ sinh?

  1. Có điều kiện tiểu khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, …) phù hợp
  2. Có sàn bằng bê tông
  3. Có mái lợp bằng tôn
  4. Có tường 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Nêu vai trò phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

Câu 2 (4 điểm): Nêu phương pháp phòng bệnh bằng vaccine.

  

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Khi nào thì xảy ra bệnh ở vật nuôi?

Câu 2 (4 điểm): Trong các phương pháp phòng bệnh cho vật nuôi, phương pháp nào là quan trọng nhất, tại sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bệnh nào dưới đây có thể lây lan nhanh thành dịch?

  1. Bệnh giun đũa
  2. Bệnh cúm gia cầm
  3. Bệnh ghẻ
  4. Bệnh viêm khớp

Câu 2: Yêu cầu khi chăm sóc vật nuôi cái sinh sản ở giai đoạn nuôi con ở gia súc là?

  1. Không quá béo, không quá gầy
  2. Khỏe mạnh để nuôi thai, có nhiều sữa và con sinh ra khỏe mạnh
  3. Gia súc mẹ có nhiều sữa và chất lượng sữa tốt, cơ thể mẹ khỏe mạnh sau kì sinh sản.
  4. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Ý nào dưới đây không phải là tác nhân cơ học gây bệnh cho vật nuôi?

  1. Tai nạn khi cày, kéo
  2. Va đập khi vận chuyển
  3. Tai nạn giao thông
  4. Tia phóng xạ

Câu 4: Chuồng và dụng cụ chăn nuôi cần được làm sạch với tần suất như thế nào?

  1. Hằng tháng
  2. Hằng tuần
  3. Hằng ngày
  4. Sau mỗi lứa nuôi
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Vệ sinh thân thể vật nuôi có ý nghĩa như thế nào?

Câu 2: Nên bố trí chuồng nuôi ở vị trí nào?

  

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí chất thải chăn nuôi hợp lí?

  1. Góp phần phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi.
  2. Làm tăng thêm nguồn thu nhập
  3. Hạn chế ô nhiễm môi trường
  4. Tạo việc làm

Câu 2: Vaccine khi được đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng chống lại sự xâm nhập và nhân lên của mầm bệnh là bởi vaccine kích thích cơ thể sản sinh ra:

  1. Kháng thể
  2. Kháng sinh
  3. Chất bổ
  4. Máu

Câu 3: Đâu là phát biểu không đúng về biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non.

  1. Cho con non bú sữa đầu của mẹ càng sớm càng tốt.
  2. Giữ ấm cho vật nuôi, chăm sóc chu đáo.
  3. Tắm chải thường xuyên.
  4. Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng sớm.

Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là tác nhân sinh học gây bệnh cho vật nuôi?

  1. Virus
  2. Vi khuẩn
  3. Giun, sán
  4. Nhiệt độ quá cao
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Cần thực hiện quản lí chất thải chăn nuôi như thế nào?

Câu 2: Người nuôi cần làm gì khi trị bệnh cho vật nuôi?

  

=> Giáo án công nghệ 7 cánh diều bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay