Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 7 Văn bản 2: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 7 Văn bản 2: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hãy chỉ ra đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong nhưng câu trong bài.
- Có thể nhận ra các câu đó là tục ngữ vì chúng có ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh, hầu như đều có vần
- Các câu này đếu có mỗi tương quan bên trong với nhau
- Hình ảnh xây dựng trong các câu có tính chất quen thuộc với nhà nông Việt Nam
- Tất cả các đáp án trên
Câu 2: Xác định cặp vần trong câu tục ngữ số 1:
- Tấc – tấc, vần cách
- Tấc đất – tấc vàng, yên vận
- Là, vần ẩn giữa “tấc đất” và “tấc vàng”
- Không có
Câu 3: Xác định cặp vần trong câu tục ngữ số 3:
- Nhai – cày, vần cách
- Kĩ – sâu, vần tương đồng tính chất
- Lâu – sâu, vần cách
- Không có
Câu 4: Dựa vào từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này?
- Theo quan niệm dân gian, mưa tháng Ba tốt cho mùa màng còn mưa tháng Tư thì ngược lại
- Mưa tháng Tư làm đất sinh hư, mưa tháng Ba làm đất nở hoa
- Trời sẽ mưa vào tháng Tư khi nào đất hư còn với tháng Ba thì là khi nào hoa ra trên đất
- Hãy trồng cây vào tháng Tư, không nên trồng vào tháng Ba
Câu 5: Đâu là cách hiểu đúng của câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng”?
- Trên một tấc đất, ta có thể kiếm được một tấc vàng
- Tấc đất được làm bằng vàng
- Một tấc đất đáng quý như vàng
- Người dân gian xây dựng câu này quá ngắn nên không rõ ý
Câu 6: Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trong bài là gì?
- Tạo nên tính cộng hưởng cho toàn bài đọc
- Tạo nên sự hài hoà về âm thanh cho các câu tục ngữ
- Cho người đọc thấy góc nhìn phong phú của dân ta thời xưa
- Tất cả các đáp án trên
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Các câu tục ngữ trên cùng nói về nội dung gì? Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất.
Câu 2 (2 điểm): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: “Hoa đất” trong câu tục ngữ “Mưa thấng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất” được hiểu như thế nào?
- Những gì tinh túy, đẹp đẽ, quý giá nhất được kết tinh từ trời đất, mạch nguồn của sự sống
- Bông hoa ở dưới đất
- A và B đúng
- A và B sai
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ trong câu tục ngữ số 6
- So sánh
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- Nhân hóa
Câu 3: Các câu tục ngữ trong bài học nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào?
- Nghĩa đen
- Nghĩa bóng
- Cả A và B đều đúng
- Cả A, B và C đều sai
Câu 4: Điền vào chỗ … từ còn thiếu trong câu sau:
“Tấc … tấc …”
- nước / vàng
- đất / vàng
- giống / vàng
- đất / nước
Câu 5: Hai câu tục ngữ 1 và 6 có gì khác so với các câu tục ngữ còn lại?
- Câu tục ngữ số 1 rất ít, chỉ gồm bốn chữ
- Câu tục ngữ số 6 là câu lục bát, nhiều hơn so với các câu còn lại
- Cả hai câu là một đoạn văn dài
- A và B đúng
Câu 6: Theo em, ý nghĩa của các câu tục ngữ trong bài là gì?
- Giúp dự báo về tình hình thời tiết trong thời kì khác nhau để có phương án xử lý kịp thời
- Giúp chúng ta học cách yêu thương mọi người
- Giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của đất và của các yếu tố khác trong lao động sản xuất
- Giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá một con người
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Dựa vào các từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này
Câu 2 (2 điểm): Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “Người đẹp vì lụa , lúa tốt vì phân”
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 2. Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất