Đề thi giữa kì 2 kinh tế pháp luật 11 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 cánh diều giữa kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Kinh tế pháp luật 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

SỞ GD & ĐT ………………

TRƯỜNG THPT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: … phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào đủ điều kiện đều phải nộp thuế là thể hiện công dân bình đẳng về

  1. danh dự cá nhân.
  2. phân chia quyền lợi
  3. địa vị chính trị.
  4. nghĩa vụ pháp lí.

     Câu 2 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật: mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội. Quyền của công dân

  1. luôn tách rời với nghĩa vụ công dân.
  2. không liên quan đến nghĩa vụ công dân.
  3. không tách rời với nghĩa vụ công dân.
  4. không có mối liên hệ với nghĩa vụ công dân.

     Câu 3 (0,25 điểm). Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc:

  1. tiếp cận nguồn vốn, thị trường.
  2. tham gia các hoạt động xã hội.
  3. lựa chọn ngành, nghề đào tạo.
  4. ứng cử vào các cơ quan, tổ chức.

     Câu 4 (0,25 điểm). Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

  1. Chính trị.
  2. Kinh tế.
  3. Văn hóa.
  4. Giáo dục.

     Câu 5 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

  1. Bảo vệ môi trường
  2. Vượt khó học tập
  3. Nộp thuế đúng theo quy định
  4. Bầu cử đại biểu Quốc hội

     Câu 6 (0,25 điểm). Công dân thực hiện quyền lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm việc đề cử, giới thiệu người khác ứng cử và bỏ phiếu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp – đó là nội dung của quyền nào sau đây?

  1. Quyền bầu cử.
  2. Quyền ứng cử.
  3. Quyền tự do.
  4. Quyền bình đẳng.

     Câu 7 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, lao động nữ là công chức nhà nước có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây?

  1. Phát hiện hành vi buôn lậu.
  2. Chứng kiến tù nhân vượt ngục.
  3. Bị sa thải khi đang nghỉ thai sản.
  4. Bắt gặp người đang nhập cảnh.

     Câu 8 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc?

  1. Bảo vệ Tổ quốc trách nhiệm riêng của lực lượng quân đội.
  2. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ riêng của lực lượng công an.
  3. Chỉ bảo vệ Tổ quốc khi đất nước xảy ra chiến tranh.
  4. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

     Câu 9 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội?

  1. Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.
  2. Giúp bảo vệ lợi ích của một nhóm thiểu số người trong xã hội.
  3. Tạo điều kiện để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh.
  4. Tạo sự công bằng giữa mọi công dân, không bị phân biệt đối xử trong các lĩnh vực.

     Câu 10 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống con người và xã hội?

  1. Tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.
  2. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
  3. Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
  4. Củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

     Câu 11 (0,25 điểm). Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?

  1. Chính sách phát triển kinh tế có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và thiểu số.
  2. Chỉ có dân tộc đa số được tham gia vào các thành phần kinh tế của đất nước.
  3. Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  4. Nhà nước chỉ quan tâm đầu tư ở các vùng kinh tế phát triển, trung tâm đất nước.

     Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  1. Chị H tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.
  2. Chị M không tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là trưởng thôn.
  3. Bà G từ chối thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng của địa phương.
  4. Trưởng thôn X tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn.

     Câu 13 (0,25 điểm). Công dân được thực hiện hành vi nào sau đây khi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp?

  1. Sử dụng lợi ích vật chất để mua chuộc cử tri.
  2. Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử.
  3. Ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương.
  4. Lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái với pháp luật.

     Câu 14 (0,25 điểm). Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền?

  1. Bầu cử đại biểu Quốc hội
  2. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
  3. Được biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý
  4. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật

     Câu 15 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về khiếu nại?

  1. Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại.
  2. Nhận thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại bao gồm cả bí mật nhà nước.
  3. Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó.
  4. Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.

     Câu 16 (0,25 điểm). Bảo vệ Tổ quốc không bao gồm hoạt động nào sau đây?

  1. Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
  2. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
  3. Khám phá nền văn hóa của các nước khác.
  4. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.

     Câu 17 (0,25 điểm). Bạn học sinh nào trong tình huống dưới đây đã thực hiện đúng quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?

Tình huống. Năm nay M, N và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. M và N đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí cho rằng: bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được miễn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

  1. Bạn M và K.
  2. Bạn K và N.
  3. Bạn M và N.
  4. Bạn M, N, K.

     Câu 18 (0,25 điểm). Hành vi của anh B và chị A trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào?

Tình huống. Vợ chồng anh B, chị A đã có 2 con gái. Do không ép được chị A sinh thêm con thứ 3 với hi vọng có được con trai để “nối dõi tông đường”, anh B đã thường xuyên mắng nhiếc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị A. Bức xúc với hành vi bạo lực tinh thần của chồng, chị A bí mật rút tiền tiết kiệm của 2 vợ chồng và thu xếp hành lí, đưa các con bỏ trốn.

  1. Lao động và công vụ.
  2. Huyết thống và gia tộc.
  3. Tài chính và việc làm.
  4. Hôn nhân và gia đình.

     Câu 19 (0,25 điểm). Những chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục?

Trường hợp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm X, chị A và anh V xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Biết được việc này, người thân của chị A và anh V đã khuyên: không nên chọn đi đến những nơi khó khăn như vậy mà nên ở lại thành phố để làm việc. Tuy nhiên, chị A và anh V vẫn kiên định với lựa chọn của mình, vì: anh, chị muốn góp một phần công sức bé nhỏ để phát triển văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số.

  1. Anh V và chị A.
  2. Chị A và người thân.
  3. Anh V và người thân.
  4. Người thân của anh V, chị A.

     Câu 20 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông B đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Đoạn đường đi qua cổng trường Trung học phổ thông B thường xuyên xảy ra ách tắc, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trước tình trạng đó, Đoàn Thanh niên trường đã thảo luận, đề xuất một số phương án giải quyết, khắc phục sự việc gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và chính quyền địa phương. Những phương án này đã được chính quyền địa phương cùng nhà trường xem xét, phân tích, đánh giá, triển khai trên thực tế để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, nội quy của trường học, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

  1. Tuân thủ quy định pháp luật.
  2. Góp ý sửa đội các dự thảo Luật.
  3. Tố cáo sai phạm của cán bộ nhà nước.
  4. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.

     Câu 21 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, chủ thể nào đã vi phạm quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân?

Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông K được phân công nhiệm vụ phát thẻ cử tri cho nhân dân. Khi đến nhà anh A, ông K chỉ phát thẻ cử tri cho anh và chị B (vợ anh A) mà không phát cho bà Q (mẹ anh A). Sau khi nhận được thắc mắc ông K giải thích: Bà Q không biết chữ nên ông K không ghi tên bà Q vào danh sách cử tri của xã.

  1. Anh A.
  2. Chị B.
  3. Ông K.
  4. Bà Q.

     Câu 22 (0,25 điểm). Ở một khu vực bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của huyện X có ông P là Tổ trưởng tổ bầu cử; anh M là thành viên tổ bầu cử; anh A, anh T, anh V là cử tri. Trước ngày bầu cử, phát hiện anh T là người bị kết án cải tạo không giam giữ, ông P đến gặp và thu hồi thẻ cử tri của anh T. Tại thời điểm bỏ phiếu, trong lúc đang tiết lộ nội dung phiếu bầu mình đã viết với những người xung quanh, anh V phát hiện anh A là người vừa nhận quyết định khởi tố bị can đang chuẩn bị nhận phiếu bầu, anh V lập tức báo cho anh M. Vì vậy, anh M không phát phiếu bầu cho anh A đồng thời có lời lẽ xúc phạm anh A. Bức xúc, anh A bỏ ra ngoài sân và cố tình làm vỡ gương xe ô tô của anh M. Phát hiện sự việc, anh H là công an viên đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại điểm bầu cử đã yêu cầu anh A phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho anh M. Những ai sau đây vi phạm quyền bầu cử của công dân?

  1. Anh V, anh M và ông P.
  2. Anh A và anh T
  3. Ông P, anh T và anh M.
  4. Anh M và anh A.

     Câu 23 (0,25 điểm). Trong trường hợp sau, bà Y đã thực hiện quyền khiếu nại của công dân như thế nào?

Trường hợp. Bà Y được chính quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 100 m2 đất nhưng sau khi tiến hành đo đạc, gia đình bà phát hiện diện tích đất thực tế không đủ 100 m2 theo quy định. Do tuổi cao, sức yếu, bà Y đã uỷ quyền cho con gái làm đơn khiếu nại và thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến sự việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị xem xét, giải quyết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

  1. Tự mình tiến hành khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân.
  2. Uỷ quyền cho người khác khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
  3. Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính
  4. Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.

     Câu 24 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, chị V đã thực hiện tốt quyền dân chủ nào của công dân?

Trường hợp. Chị V là một kĩ sư công nghệ thông tin, có chuyên môn tốt. Chị nhiều lần tham gia hỗ trợ các cơ quan nhà nước điều tra, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động tội phạm công nghệ cao chống phá Nhà nước, gây rối trật tự an toàn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia. Tuy bận rộn nhưng chị V cảm thấy rất vinh dự, tự hào vì mình đã đóng góp được một phần công sức nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc.

  1. Quyền khiếu nại, tố cáo.
  2. Quyền bảo vệ Tổ quốc.
  3. Quyền bầu cử và ứng cử.
  4. Quyền tham gia quản lí nhà nước.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm).

  1. Nêu ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo.
  2. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Hãy sửa lại cho đúng.
  • Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
  • Các dân tộc dùng tiếng nói, chữ viết chung để cùng xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
  • Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, chấp hành pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.
  • Mọi công dân khi tham gia các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ các quy tắc của tôn giáo đó.
  • Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực của đời sống.

     Câu 2 (1,0 điểm). Hành vi/ việc làm dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân? Vì sao?

  1. Đăng tin phê phán cán bộ nhà nước lên mạng xã hội.
  2. Gửi đơn thư đến cơ quan công an tố cáo người vi phạm pháp luật.
  3. Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp bất cứ tài liệu nào mà mình cần.
  4. Tham gia giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu đường) tại địa phương.

 Câu 3 (1,0 điểm). V đang theo học tại trường đại học B thì có quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện gọi nhập ngũ năm 2024. V đã khiếu nại quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, vì cho rằng quyết định này trái pháp luật.

Theo em, V có quyền khiếu nại quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện về việc gọi nhập ngũ đối với mình không? Vì sao?

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT  – BỘ CÁNH DIỀU

 

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

10. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

2

 

1

 

1

 

 

 

4

0

1,0

11. Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

1

1

1

 

1

 

 

 

3

1

2,75

CHỦ ĐỀ 8: MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

1

 

2

1

1

 

 

 

4

1

2,0

14. Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

1

 

1

 

2

 

 

 

4

0

1,0

15. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

1

 

1

 

1

 

 

1

3

1

1,75

16. Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

1

 

1

 

1

 

 

 

3

0

0,75

Tổng số câu TN/TL

8

1

8

1

8

0

0

1

24

3

10,0

Điểm số

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

Tỉ lệ

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10,0 điểm

100 %

10,0 điểm

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT

– BỘ CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN

10

1

 

 

Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Nhận biết

- Nhận biết được nội dung quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân về nghĩa vụ pháp lí.

- Biết được mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ công dân.

2

C1, C2

Thông hiểu

Xác định được nội dung không đúng ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

1

C9

Vận dụng

Đánh giá được các hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong các tình huống thực tiễn.

1

C17

Vận dụng cao

Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội

Nhận biết

Nhận biết quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

1

C3

Thông hiểu

Biết được lí do cần thực hiện các biện pháp bình đẳng giới.

1

C10

Vận dụng

Đánh giá được các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới.

1

C18

Vận dụng cao

Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Nhận biết

- Nhận biết được quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị.

- Nêu được ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo.

1

1

C4

C1 (TL)

Thông hiểu

Biết biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế.

1

C11

Vận dụng

Đánh giá được chủ thể thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện giáo dục.

1

C19

Vận dụng cao

MỘT SỐ QUYỀN DÂN CHỦ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

14

2

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Nhận biết

Nhận biết được việc làm của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

1

C5

Thông hiểu

- Xác định được hành vi thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.

- Biết được hình thức gián tiếp công dân tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội.

- Xác định các hành vi vi phạm quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội.

2

1

C12, C14

C2 (TL)

Vận dụng

Đánh giá được các trường hợp thực tiễn công dân thực hiện tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

1

C20

Vận dụng cao

Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

Nhận biết

Nhận biết quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử.

1

C6

Thông hiểu

Xác định được hành vi tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

1

C13

Vận dụng

- Đánh giá được các hành vi vi phạm nguyên tắc bầu cử.

- Xác định được hành vi vi phạm quyền bầu cử của công dân.

1

C21,C22

Vận dụng cao

Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

Nhận biết

Nhận biết được quyền khiếu nại của công dân.

1

C7

Thông hiểu

Xác định được nội dung không đúng về quyền khiếu nại của công dân.

1

C15

Vận dụng

Đánh giá được các hành vi thực hiện quyền tố cáo, khiếu nại.

1

C23

Vận dụng cao

Vận dụng kiến thức đã học, xử lí tình huống liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo.

1

C3 (TL)

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Nhận biết

Biết được nhận định đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc.

1

C8

Thông hiểu

Xác định được hoạt động không phải là bảo vệ Tổ quốc.

1

C16

Vận dụng

Đánh giá được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

1

C24

Vận dụng cao

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay