Câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức Bài 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu
Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Âu. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU
(17 câu)
1. Nhận biết (4 câu)
Câu 1: Trình bày vị trí địa lí của châu Âu?
Trả lời:
Châu Âu là bộ phận phía tây của lục địa Á – Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm giữa các vĩ tuyến 36°B và 71°B, chủ yếu thuộc đới ôn hoà của bán cầu Bắc.
Câu 2: Trình bày hình dạng, kích thước của châu Âu?
Trả lời:
Diện tích châu Âu trên 10 triệu km²; so với các châu lục khác, chỉ lớn hơn châu Đại Dương. Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào đất liền.
Câu 3: Khí hậu châu Âu có sự phân hóa như thế nào?
Trả lời:
Khí hậu châu Âu có sự phân hoá từ bắc xuống nam và từ tây sang đông tạo nên các đội và kiểu khí hậu khác nhau
Câu 4: Trình bày đặc điểm sông ngòi của châu Âu?
Trả lời:
Sông ngòi châu Âu có lượng nước dồi dào, chế độ nước rất phức tạp do được cung cấp nước từ nhiều nguồn: mua, tuyết tan, băng hà núi cao,... Hệ thống kênh đào ở châu Âu rất phát triển, nhờ đó giao thông đường sông thuận lợi.
2. Thông hiểu (2 câu)
Câu 1: Trình bày đặc điểm của đới thiên nhiên của châu Âu?
Trả lời:
- Đới lạnh ở châu Âu có khí hậu cực và cận cực; chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích lãnh thổ, bao gồm các đảo, quần đảo ở Bắc Băng Dương và một dải hẹp ở phía bắc châu lục. Mặt đất bị tuyết bao phủ gần như quanh năm. Giới sinh vật nghèo nàn: thực vật chủ yếu là rêu, địa y và cây bụi, động vật có một số loài chịu được lạnh.
- Đới ôn hoà ở châu Âu có khí hậu ôn đới và khi hậu cận nhiệt.
+ Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới ôn hoà. Thiên nhiên thay đổi theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
+ Phía bắc có khí hậu lạnh và ẩm ướt. Thực vật chủ yếu là rừng lá kim, nhóm đất điển hình là đất pốt dôn.
+ Phía tây khí hậu có mùa đông ấm, mùa hạ mát, mưa nhiều nên thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng. Vào sâu trong lục địa, lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh, mùa hạ nóng, rừng hỗn hợp phát triển. Nhóm đất điển hình là đất rừng nâu xám.
+ Phía đông nam, khi hậu mang tính chất lục địa, mưa ít. thảo nguyên ôn đới. Nhóm đất điển hình là đất đen Phía nam có khi hậu cận nhiệt địa Động vật ở đới ôn hoà đa đây có các loài thủ nhiều loài bò sát
- Thảm thực vật chủ yếu là thảo nguyên ôn đới. trung hải. Rừng và cây bụi lá cứng phát triển. dạng cả về số loài và số lượng cá thể trong mỗi loài. Ở lớn như gấu nâu, chồn, linh miêu, chó sói, sơn dương,..., cùng và chim.
Câu 2: Địa hình châu Âu có sự phân hóa như thế nào?
Trả lời:
Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi.
- Khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục, gồm: đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng bằng trung lưu và hạ lưu Đa-nuýp,... Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau.
- Khu vực miền núi, bao gồm:
+ Địa hình núi già phân bố ở phia bắc, vùng trung tâm và phía đồng châu lục, gồm các dãy: Xcan-di-na-vi, U-ran,... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp.
+ Địa hình núi trẻ phân bổ chủ yếu ở phía nam, gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng..... Phần lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2000 m. Day An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4.000 m.
3. Vận dụng (6 câu)
Câu 1: Quan sát bản đồ dưới đây và cho biết vị trí của các con sông Von-ga, Đa-nuýp, Rai-nơ?
Trả lời:
- Sông Von-ga thuộc lãnh thổ nước Nga
- Sông Đa-uýp bắt nguồn từ Rừng Đen và chảy qua phần lớn Trung và Đông Nam châu Âu sau đó đổ về Biển Đen. Dòng sông chảy qua 4 thủ đô của bốn nước là Vienna (Áo), Belgrade (Serbia), Bratislava (Slovakia) và Budapest (Hungary).
- Sông Rai-nơ bắt nguồn từ dãy Alps ở biên giới Thuỵ Sĩ, chảy cuồn cuộn về phía Tây Bắc, đi qua các nước Áo, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ... đến gần thành phố cảng Rotterdam thì đổ vào Bắc Hải.
Câu 2: Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại có sự thay đổi từ tây sang đông và từ bắc xuống nam?
Trả lời:
Sự thay đổi thảm thực vật từ tây sang đông và từ bắc xuống nam:
+ Vùng ven biển Tây Âu phổ biến là rừng cây lá rộng (sồi, dẻ,..).
+ Vào sâu lục địa, rừng lá rộng nhường chỗ cho công ty kim thông, tùng + Ở phía đông nam, rừng được thay thế bằng thảo nguyên.
+ Ven Địa Trung Hải có rừng lá cứng,...
Nguyên nhân: sự phân bố thực vật thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa.
Câu 3: Môi trường ôn đới hải dương có những đặc điểm gì?
Trả lời:
Đặc điểm của môi trường ôn đới hải dương:
- Các nước vùng ven biển Tây Âu như Anh, Ai-len, Pháp,... có khí hậu ôn đới hải dương.
+ Mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm.
+ Nhiệt độ thường trên 0°C.
+ Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 - 1000mm/năm), có nhiều sương mù, đặc biệt là về thu – đông.
+ Dòng hải lưu nóng Bắc Ấn Độ Dương và gió Tây ôn đới có vai trò rất lớn, làm cho khí hậu các nước này ấm và ẩm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.
- Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng.
- Rừng sồi, dẻ xưa kia có diện tích rất lớn, nay chỉ còn lại trên các sườn núi.
Câu 4: Môi trường ôn đới lục địa có những đặc điểm gì?
Trả lời:
Đặc điểm của môi trường ôn đới lục địa:
- Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa.
+ Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ.
+ Càng đi về phía nam, mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần.
+ Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.
- Sông nhiều nước trong mùa xuân – hạ và có thời kì đóng băng vào mùa đông. Càng vào sâu trong nội địa, thời gian sông đóng băng càng dài hơn.
- Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Thực vật thay đổi từ bắc xuống nam. Ở vùng gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm. Về phía nam lần lượt là rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Phía đông nam là thảo nguyên. Ven biển Ca-xpi là vùng nửa hoang mạc.
Câu 5: Trình bày đặc điểm của môi trường địa trung hải?
Trả lời:
Đặc điểm của môi trường địa trung hải:
Ở các nước Nam Âu, ven Địa Trung Hải, vào mùa thu – đông thời tiết không
lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hạ nóng, khô.
Sông ngòi ngắn và dốc, mùa thu – đông có nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước.
Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ. Rừng thưa,
bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.
Câu 6: Trình bày những đặc điểm của môi trường núi cao ở châu Âu?
Trả lời:
Đặc điểm của môi trường núi cao:
- Môi trường núi cao điển hình là môi trường thuộc dãy An-pd.
- Dãy An-pơ nhận được nhiều mưa ở các sườn phía tây, Thảm thực vật thay đổi theo độ cao:
+ Ở chân núi, rừng đã được khai phá từ lâu để sản xuất nông nghiệp. + Từ độ cao 800m đến khoảng 1800m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hồn giao phát triển.
+ Trên 1800m, nhiệt độ tiếp tục giảm, là địa bàn của các loài cây lá kim (thông, tùng,...).
+ Trên 2200m là vùng đồng cỏ núi cao.
+ Trên 3000m là thế giới của băng tuyết vĩnh cửu và băng hà.
4. Vận dụng cao (5 câu)
Câu 1: Tại sao ở phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn ở phía đông?
Trả lời:
Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương làm cho biển và khí hậu châu Âu thêm ấm về mùa đông. Hơi ấm và ẩm của biển được gió Tây ôn đới thổi quanh năm đưa sâu vào trong đất liền, làm giảm bớt tính chất lục địa của khí hậu ở khu vực Đông và Đông Nam châu Âu.
Vùng ven biển phía tây chịu ảnh hưởng của biển mạnh hơn, không khí ẩm của biển khi đi sâu vào đất liền bị biến tính dần, ảnh hưởng của biển càng đi sâu về phía đông và đông nam càng yếu đi. Vì thế, càng đi về phía tây, khí hậu châu Âu càng ấm áp, mưa nhiều và ôn hoà hơn.
Câu 2: Khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa có điểm gì khác nhau?
Trả lời:
Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa:
+ Nhiệt độ: khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 8ºC. Khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 20°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất là – 12°C. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
+ Lượng mưa: khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa hàng năm khoảng 1000mm, khí hậu ôn đới lục địa mưa hàng năm từ 400 đến 600mm. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 3: Khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải có điểm gì khác nhau?
Trả lời:
Sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải:
+ Nhiệt độ: khí hậu địa trung hải có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 25°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 10ºC. Khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất là 30°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng – 12°C. Như vậy, khí hậu địa trung hải có mùa đông không lạnh, mùa hạ nóng, mùa đông ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.
+ Lượng mưa: khí hậu địa trung hải có lượng mưa trung bình năm gần 1000mm nhưng mưa tập trung vào thu – đông, mùa khô là mùa hạ. Khí hậu ôn đới lục địa có lượng mưa hàng năm từ 400 đến 600mm, mưa vào mùa hạ. Như vậy, khí hậu địa trung hải và khí hậu ôn đới lục địa có mùa mưa khác nhau.
Câu 4: Thảm thực vật giữa môi trường ôn đới hải dương và môi trường ôn đới lục địa có điểm nào khác nhau?
Trả lời:
- Môi trường ôn đới hải dương: phát triển rừng cây lá rộng: sồi, đẻ, xưa kia có diện tích rất lớn, nay chỉ còn lại trên các sườn núi.
- Môi trường ôn đới lục địa:
+ Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.
+ Thực vật thay đổi từ bắc xuống nam. Ở vùng gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm. Về phía nam lần lượt là rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Phía đông nam là thảo nguyên. Ven biển Ca-xpi là vùng nửa hoang mạc.
Câu 5: Thảm thực vật giữa môi trường ôn đới lục địa và môi trường địa trung hải có điểm nào khác nhau?
Trả lời:
- Môi trường ôn đới lục địa:
+ Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.
+ Thực vật thay đổi từ bắc xuống nam. Ở vùng gần vòng cực là đới đồng rêu băng giá quanh năm. Về phía nam lần lượt là rừng lá kim, rừng hỗn giao, rừng lá rộng, thảo nguyên rừng. Phía đông nam là thảo nguyên. Ven biển Ca-xpi là vùng nửa hoang mạc.
- Môi trường địa trung hải:
+ Thực vật thích nghi với điều kiện khí hậu khô hạn trong mùa hạ.
+ Rừng thưa, bao gồm các loại cây lá cứng và xanh quanh năm.
=> Giáo án địa lí 7 kết nối bài 1: vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu âu