Câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Bộ câu hỏi tự luận địa lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học địa lí 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 6: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á
(11 câu)
1. Nhận biết (4 câu)
Câu 1: Châu lục nào có số dân đông nhất trên thế giới?
Trả lời:
Châu Á có số dân đông nhất trong các châu lục trên thế giới. Hơn một nửa số dân thế giới sống ở châu Á.
Câu 2: Nêu đặc điểm tôn giáo ở châu Á?
Trả lời:
Châu Á là nơi ra đời của bốn tôn giáo lớn trên thế giới. Án Độ giáo ra đời vào khoảng hơn một nghìn năm trước Công nguyên và Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI trước Công nguyên tại Ấn Độ. Ki-tô giáo được hình thành từ đầu Công nguyên tại Pa-le-xtin. Hồi giáo ra đời vào thế kỉ VII tại A-rập Xê-út.
Từ châu Á, các tôn giáo này lan truyền khắp thế giới, thu hút số lượng lớn tín đồ.
Câu 3: Nêu mật độ dân số của châu Á (tính đến năm 2020)?
Trả lời:
Châu Á có mật độ dân số cao, 150 người/km² (năm 2020).
Câu 4: Cư dân châu Á thuộc những chủng tộc nào?
Trả lời:
Cư dân châu Á thuộc nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it.
2. Thông hiểu (3 câu)
Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư châu Á?
Trả lời:
Số dân châu Á tăng nhanh trong nửa cuối thế kỉ XX. Tuy nhiên, trong những thập kỉ gần đây, nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma, Việt Nam,... đã thực hiện chính sách hạn chế gia tăng nhanh dân số. Nhờ đó, mức tăng dân số của châu Á đã giảm đáng kể, thậm chí thấp hơn mức gia tăng trung bình của thế giới (giai đoạn 2015 - 2020, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của thế giới là 1,09%, châu Á là 0,95%).
Châu Á là khu vực có cơ cấu dân số trẻ, nhưng đang chuyển biến theo hướng già hoá. Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn (67,7% năm 2020), cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các hoạt động kinh tế, nhưng lại tạo áp lực về giải quyết các vấn đề việc làm, giáo dục và chăm sóc y tế,...
Cư dân châu Á thuộc nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it, O-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it.
Câu 2: Phân tích tình hình phân bố dân cư trên thế giới?
Trả lời:
- Ngày nay, con người đã sinh sống ở hầu khắp các khu vực và châu lục trên thế giới.
- Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều theo không gian, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội cũng như hoàn cảnh tự nhiên.
- Những nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi,... thường có dân cư tập trung đông đúc.
- Trong khi đó, các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn,...), giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển,... là những nơi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp.
Câu 3: Trình bày sự phân bố dân cư ở châu Á?
Trả lời:
Châu Á có mật độ dân số cao, 150 người/km² (năm 2020). Tuy nhiên, dân cư châu Á phân bố không đồng đều. Có những vùng dân cư tập trung rất đông như Nam Á, Đông Nam Á, phía đông của Đông Á, ngược lại có những vùng dân cư hết sức thưa thớt như Bắc Á, Trung Á, Tây Á,...
Quá trình phát triển kinh tế đã kéo theo sự phát triển đô thị nhanh chóng ở các nước châu Á. Tỉ lệ dân đô thị của châu Á năm 2020 đạt 51,1%.
Năm 2020, toàn thế giới có 34 đô thị có từ 10 triệu dân trở lên thì riêng châu Á đã có tới 21 đô thị. Các đô thị đông dân nhất thế giới cũng thuộc châu lục này.
3. Vận dụng (3 câu)
Câu 1: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các đô thị trên 20 triệu người?
Trả lời:
Các đô thị có số dân trên 20 triệu người: Đắc-ca, Đê-li, Mum-bai, Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô-ky-ô.
Câu 2: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các đô thị từ 10 triệu đến dưới 20 triệu người?
Trả lời:
Các đô thị có số dân từ 10 đến dưới 20 triệu người: I-xtan-bun, La-ho, Ca-ra-si, Ban-ga-lo, Xen-nai, Hi-đê-ra-bát, Côn-ca-ta, Băng Cốc, Gia-các-ta, Thâm Quyến, Quảng Châu, Trùng Khánh, Ma-ni-la, Thiên Tân, Ô-xa-ca.
Câu 3: Quan sát bản đồ dưới đây và kể tên các đô thị từ 5 triệu đến dưới 10 triệu người?
Trả lời:
Các đô thị có số dân từ 5 triệu tới dưới 10 triệu người: Bát-đa, Tê-hê-ran, Ri-át, A-ma-đa-bát, Thành Đô, Vũ Hán, Tây An, Nam Kinh, Hàng Châu, Thẩm Dương, Hà Quốc, Na-gôi-a, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cu-a-la Lăm-pơ, Xin-ga-po.
4. Vận dụng cao (1 câu)
Câu 1: Các nước châu Á có lịch sử phát triển như thế nào?
Trả lời:
- a) Thời Cổ đại và Trung đại
Nhiều dân tộc châu Á đã đạt trình độ phát triển cao của thế giới.
- Vào thời đó, cư dân ở nhiều nước châu Á đã biết khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển nghề thủ
công, trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng. Họ đã tạo ra nhiều mặt hàng nổi tiếng, được các nước phương Tây
ưa chuộng, nhờ đó, thương nghiệp phát triển.
- Đã có các con đường vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và Tây Nam Á sang các nước châu Âu.
- b) Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX
- Hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,... Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là nơi tiêu thụ hàng hóa cho “mẫu quốc”, nhân dân chịu cảnh áp bức khổ cực.
- Riêng Nhật Bản, nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.
=> Giáo án địa lí 7 kết nối bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu á