Câu hỏi tự luận hóa học 7 cánh diều Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học
Bộ câu hỏi tự luận hóa học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án hóa học 7 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ III: PHÂN TỬ
BÀI 5 - GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
I. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Vỏ nguyên tử khí hiếm có đặc điểm gì?
Trả lời:
- Lớp vỏ ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng He có 2 electron) là lớp vỏ bền vững.
- Các nguyên tử khí hiếm tồn tại độc lập trong điều kiện thường.
- Nguyên tử nguyên tố khác có lớp vỏ ngoài cùng kém bền, có xu hướng tạo ra lớp vỏ tương tự khí hiếm khi liên kết với nguyên tử khác.
Câu 2: Liên kết ion là gì?
Trả lời:
Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi lực hút giữa ion dương và ion âm.
Câu 3: Nêu khái niệm và tính chất của hợp chất ion.
Trả lời:
- Chất được tạo thành bởi các ion dương và ion âm được gọi là hợp chất ion.
- Các hợp chất ion có những tính chất chung sau:
- Là chất rắn ở điều kiện thường
- Thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
- Khi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện.
Câu 4: Nêu khái niệm liên kết cộng hóa trị.
Trả lời:
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành bởi một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử.
Câu 5: Chất cộng hóa trị là gì và chúng có tính chất gì?
Trả lời:
- Chất được tạo thành nhờ liên kết công hóa trị giữa các nguyên tử được gọi là chất cộng hóa trị.
- Tính chất của chất cộng hóa trị:
- Trong điều kiện thường, các chất cộng hóa trị có ở cả ba thể: Rắn, lỏng, khí
- Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Nhiều chất cộng hóa trị không dẫn điện
Câu 6: So sánh tính chất của chất ion và chất cộng hóa trị.
Trả lời:
Tính chất | Chất ion | Chất cộng hóa trị |
Trạng thái (ở điều kiện thường) | Thể rắn | Cả ba thể (rắn, lỏng, khí) |
Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy | Cao | Thấp |
Dẫn điện | Tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện | Nhiều chất không dẫn điện |
II. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Trình bày sự tạo thành liên kết trong phân tử sodium chloride.
Trả lời:
- Nguyên tử Na cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là Na+
- Nguyên tử Cl nhận 1 electron từ nguyên tử Na trở thành ion mang điện tích âm, kí hiệu là Cl-
- Các ion Na+ và Cl- hút nhau tạo thành liên kết trong phân tử sodium chloride (NaCl)
Câu 2: Trình bày sự tạo thành liên kết trong phân tử magnesium oxide.
Trả lời:
- Nguyên tử Mg cho đi 2 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là Mg2+
- Nguyên tử O nhận 2 electron từ nguyên tử Mg trở thành ion mang điện tích âm, kí hiệu là O2-
- Các ion Mg2+ và O2- hút nhau tạo thành liên kết trong phân tử magnesium oxide (MgO).
Câu 3: Trình bày quá trình tạo thành liên kết trong phân tử chlorine.
Trả lời:
- Nguyên tử Cl có 7 electron lớp ngoài cùng và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
- Khi hai nguyên tử Cl liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp 1 electron để tạo ra đôi electron dùng chung.
- Hạt nhân của hai nguyên tử Cl cùng hút đôi electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử chlorine.
Câu 4: Trình bày sự tạo thành liên kết trong phân tử amomonia.
Trả lời:
- Nguyên tử N có 7 electron, trong đó có 5 electron lớp ngoài cùng, cần thêm 3 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
- Nguyên tử H chỉ có 1 electron và cần thêm 1 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.
- Khi N kết hợp với H, nguyên tử N góp 3 electron, mỗi nguyên tử H góp 1 electron. Như vậy giữa nguyên tử N và mỗi nguyên tử H có 1 đôi electron dùng chung. Hạt nhân nguyên tử N và H cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau tạo ra phân tử ammonia.
Câu 5: Lấy ví dụ minh họa các chất cộng hóa trị có ở cả ba thể trong điều kiện thường.
Trả lời:
Ví dụ:
- Rắn: đường ăn, iodine,...
- Lỏng: bromine, ethanol,...
- Khí: oxygen, carbon dioxide,...
Câu 6: Nêu ví dụ về chất cộng hóa trị không dẫn điện.
Trả lời:
Ví dụ: đường ăn, ethanol,...
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Trong không khí có khoảng 80% là nitrogen, nhưng tại sao cây xanh trên cạn luôn trong tình trạng đói đạm?
Trả lời:
- Vì nitrogen trong không khí tồn tại dưới dạng phân tử N2, phân tử N2 có liên kết ba rất bền vững, cây xanh không có cách nào phá vỡ được liên kết ba này nên không thể hấp thụ được nitrogen.
- Mặt khác, thực vật chỉ hấp thụ notrogen dưới hai dạng ion là NH4+ và NO3-
Câu 2: Tại sao nguyên tử carbon có khả năng tạo ra nhiều loại liên kết cộng hóa trị khác nhau?
Trả lời:
Nguyên tử carbon có khả năng tạo ra nhiều loại liên kết cộng hóa trị khác nhau do tính linh hoạt của nó trong việc tạo ra các liên kết hóa học:
- Sự linh hoạt: Nguyên tử carbon có bốn electron hóa trị, cho phép nó tạo ra liên kết với nhiều loại nguyên tố khác nhau bằng cách tạo liên kết đơn, đôi hoặc thậm chí cả ba.
- Khả năng tạo ra liên kết đôi: Carbon có khả năng tạo ra liên kết đôi mạnh mẽ, giúp tạo ra các phân tử hữu cơ phức tạp như alkene và alkyne.
- Hình dạng phân tử linh hoạt: Carbon cũng có khả năng tạo ra các cấu trúc phân tử khác nhau, từ chuỗi đơn giản đến các phân tử phức tạp, giúp tạo ra sự đa dạng của các hợp chất hữu cơ.
Câu 3: Phân biệt liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
Trả lời:
Loại liên kết | Liên kết ion | Liên kết cộng hoá trị |
Bản chất | Là lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu | Là sự dùng chung các electron |
Ví dụ | Na+ + Cl- → NaCl | |
Điều kiện hình thành liên kết | Các kim loại điển hình liên kết với các phi kim điển hình. Giữa các nguyên tố có bản chất hoá học khác hẳn nhau | Xảy ra giữa các nguyên tố có bản chất hoá học giống nhau hoặc gần giống nhau. Thường xảy ra giữa các nguyên tố phi kim các nhóm 4, 5, 6, 7. |
Câu 4: Liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước và phân tử CO2 khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Liên kết cộng hóa trị trong phân tử nước (H2O) và phân tử CO2 có những khác biệt cơ bản về cách thức hình thành và tính chất của chúng:
- Phân tử nước (H2O):
- Trong phân tử nước, mỗi nguyên tử hydro (H) kết hợp với nguyên tử oxy (O) thông qua một liên kết cộng hóa trị đơn.
- Sự đối xứng không hoàn toàn trong phân tử nước tạo ra một phần tử có cấu trúc góc với độ mở 104.5 độ, do đó tạo ra tính chất phân cực.
- Phân tử CO2: Trong phân tử CO2, mỗi nguyên tử cacbon kết hợp với hai nguyên tử oxy thông qua liên kết cộng hóa trị đôi với mỗi nguyên tử oxy. Cấu trúc phân tử của CO2 là tuyến tính, không tạo ra tính chất phân cực.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tại sao các hợp chất ion dễ bị phá vỡ khi chịu áp lực?
Trả lời:
Các hợp chất ion dễ phá vỡ khi chịu áp lực do tính chất liên kết ion. Liên kết ion là sự tương tác giữa các ion dương và ion âm trong một hợp chất. Các ion dương và ion âm phân cực mạnh và có khả năng tương tác điện trường lớn. Tuy nhiên, khi chịu áp lực, các liên kết ion bị phá vỡ dọc theo các mặt phẳng, và do đó, các hợp chất ion dễ vỡ. Ngoài ra, các hợp chất ion thường có cấu trúc tinh thể, vì vậy áp lực lên có thể dẫn đến trọng lực của các phân tử tinh thể, gây ra sự tách rời của các phân tử và phá vỡ hợp chất.
Câu 2: Nguyên tố có tính chất nhất định có ảnh hưởng đến loại liên kết cộng hóa trị mà nó tạo ra không?
Trả lời:
- Có, nguyên tố có thể có ảnh hưởng lớn đến loại liên kết cộng hóa trị mà nó tạo ra. Tính chất của nguyên tố, bao gồm kích thước nguyên tử, số lượng electron hóa trị và khả năng cho hay nhận electron, sẽ quyết định loại liên kết mà nguyên tố đó tham gia. Ví dụ, nguyên tố hóa học oxy có kích thước nhỏ, có 6 electron hóa trị và nhận electron. Do đó, oxy thường tham gia vào liên kết cộng hóa trị đôi, tạo thành các liên kết đôi trong các phân tử như nước (H2O) và CO2.
- Trong khi đó, nguyên tố carbon có khả năng tạo ra nhiều loại liên kết cộng hóa trị khác nhau do tính linh hoạt của nó trong việc tạo ra các liên kết hóa học. Điều này giúp tạo ra sự đa dạng và phong phú của các hợp chất hữu cơ.
=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần hóa học bài 5: Giới thiệu về liên kết hoá học