Câu hỏi tự luận hóa học 7 cánh diều Bài 6: Hóa trị và công thức hóa học
Bộ câu hỏi tự luận hóa học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Hóa trị và công thức hóa học. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 7 cánh diều.
Xem: => Giáo án hóa học 7 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ III: PHÂN TỬ
BÀI 6 - HÓA TRỊ VÀ CÔNG THỨC HÓA HỌC
I. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Em hiểu như thế nào về hóa trị?
Trả lời:
- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
- Thông thường, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị bằng số electron mà nguyên tử nguyên tố đó góp chung với nguyên tử khác.
- Trong hợp chất, hóa trị của H luôn là I, hóa trị của O luôn là II.
Câu 2: Quy tắc hóa trị được phát biểu như thế nào?
Trả lời:
Quy tắc hóa trị: Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hóa trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hóa trị và số nguyên tử của B.
Câu 3: Công thức hóa học dùng để làm gì. Trình bày cấu tạo của công thức hóa học.
Trả lời:
- Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất.
- Công thức hóa học gồm hai phần: Chữ và số
- Phần chữ là kí hiệu hóa học của các nguyên tố.
- Phần số được ghi dưới chân kí hiệu hóa học (gọi là chỉ số) là số nguyên tử của nguyên tố trong phân tử (nếu chỉ có một nguyên tử thì không ghi).
Câu 4: Em hãy nêu một số ý nghĩa của công thức hóa học? Cần chú ý điều gì khi viết công thức hóa học của hợp chất?
Trả lời:
- Công thức hóa học của một chất cho biết một số thông tin
- Nguyên tố tạo ra chất.
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.
- Khối lượng phân tử của chất.
- Biết công thức hóa học tính được phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất theo các bước:
- Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong một phân tử hợp chất.
- Tính khối lượng phân tử
- Tính thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố theo công thức:
(Khối lượng nguyên tố : Khối lượng phân tử hợp chất) × 100%
- Biết công thức hóa học và hóa trị của một nguyên tố, xác định được hóa trị của nguyên tố còn lại trong hợp chất
- Đặt hóa trị của nguyên tố chưa biết là a
- Xác định a dựa vào quy tắc hóa trị.
Câu 5: Trình bày các bước tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất.
Trả lời:
Phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất được tính bằng tỉ số giữa khối lượng của nguyên tố đó trong một phân tử hợp chất và khối lượng phân tử (KLPT) của hợp chất.
- Khối lượng của nguyên tố trong một phân tử hợp chất được tính bằng tích của khối lượng nguyên tử (KLNT) và số nguyên tử của nguyên tố đó.
- Tổng quát:
- Với hợp chất AxBy, ta có:
- Tổng tất cả các phần trăm nguyên tố trong một phân tử luôn bằng 100%.
Câu 6: Trình bày các bước xác định công thức hóa học.
Trả lời:
- Xác định công thức hóa học khi biết phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử:
- Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm (công thức tổng quát);
- Bước 2: Lập biểu thức tính phần trăm nguyên tố có trong hợp chất;
- Bước 3: Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố và viết công thức hóa học cần tìm.
- Xác định công thức hóa học dựa vào quy tắc hóa trị:
- Bước 1: Đặt công thức hóa học cần tìm (công thức tổng quát)
- Bước 2: Lập biểu thức tính dựa vào quy tắc hóa trị, chuyển thành tỉ lệ các chỉ số nguyên tử.
- Bước 3: Xác định số nguyên tử (những số nguyên đơn giản nhất, có tỉ lệ tối giản) và viết công thức hóa học cần tìm.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Nêu ví dụ về hóa trị.
Trả lời:
Ví dụ: Trong phân tử carbon dioxide (CO2) một nguyên tử C có khả năng liên kết với 2 nguyên tử O, mỗi nguyên tử O hóa trị II.
⇒ C có hóa trị IV.
Câu 2: Nêu ví dụ minh họa quy tắc hóa trị.
Trả lời:
Ví dụ: Trong phân tử nước, hóa trị và số nguyên tử tham gia liên kết của H và O như sau:
Nguyên tố | H | O |
Hóa trị | I | II |
Số nguyên tử | 2 | 1 |
Tích hóa trị và số nguyên tử | I × 1 = II × 1 |
Câu 3: Nêu một số ví dụ minh họa cách viết công thức hóa học của đơn chất.
Trả lời:
Ví dụ:
- Phân tử khí hydrogen được tạo thành từ hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau, công thức phân tử của khí hydrogen là H2.
- Kim loại sodium có công thức hóa học là Na.
Câu 4: Nêu một số ví dụ minh họa cách viết công thức hóa học của hợp chất.
Trả lời:
Ví dụ: Công thức hóa học của nước là H2O
III. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Phân tử X có 75% khối lượng là aluminium, còn lại là carbon. Xác định công thức phân tử của X, biết khối lượng phân tử của nó là 144 amu.
Trả lời:
%C = 100% - %Al = 100% - 75% = 25%
%Al = x 100 % = x 100% = 75%
⇒ x = 4
%C = x 100 % = x 100% = 25%
⇒ y = 3
Vậy công thức hóa học của hợp chất là Al4C3
Câu 2: Hợp chất tạo bởi oxygen và potassium có dạng: . Xác định công thức hóa học của hợp chất.
Trả lời:
Theo quy tắc hóa trị ta có: x × I = y × II
Chuyển thành tỉ lệ: = =
Chọn x = 2; y = 1
Vậy công thức hóa học của hợp chất là K2O
Câu 3: Tính phần trăm các nguyên tố trong hợp chất Al2O3
Trả lời:
%Al = x 100 % = x 100% = 52,94%
%O = 100% - 52,94% = 47,06%
IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Glucose (C6H12O6) là một đại phân tử có vai trò quan trọng trong hoạt động sống của sinh giới. Em hãy tính phần trăm các nguyên tố trong hợp chất glucose. Nêu một số ứng dụng của glucose mà em biết.
Trả lời:
- Phần trăm các nguyên tố trong hợp chất glucose:
%C = x 100 % = x 100% = 40%
%H = x 100 % = x 100% = 6,67%
%O = 100% - 40% - 6,67% = 53,33%
- Ứng dụng:
- Trong y học glucose được dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh, giúp người bệnh dễ hấp thu và cung cấp thêm nhiều năng lượng.
- Trong công nghiệp thì glucose được dùng để tráng ruột phích, tráng gương thay cho anđehit vì anđehit là chất độc.
Câu 2: Tại sao quy ước hydrogen có hoá trị I?
Trả lời:
- Quy ước về hóa trị của hydrogen là I bắt nguồn từ khả năng của hidro tạo liên kết đơn với các nguyên tố khác. Hóa trị I của hydrogen đặc trưng cho việc hydrogen chia sẻ 1 electron để tạo liên kết hóa học với các nguyên tố khác. Quy ước giúp dự đoán và lập công thức hóa học, cũng như hiểu các phản ứng hóa học liên quan đến hydrogen và các hợp chất chứa hydrogen.
- Ở trạng thái tự do, hidro có cấu hình electron 1s1, nghĩa là có một electron ở lớp ngòai cùng. Vì vậy hydrogen thường tạo liên kết hóa học bằng cách chia sẻ electron của nó với các nguyên tố khác, tạo ra liên kết đơn.
=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần hóa học bài 6: Hoá trị, công thức hoá học