Giáo án chuyên đề công nghệ 10 thiết kế cánh diều bài 9: Dự án thiết kế hệ thống điều khiển chống trộm cho ngôi nhà thông minh

Giáo án chuyên đề bài 9: Dự án thiết kế hệ thống điều khiển chống trộm cho ngôi nhà thông minh sách chuyên đề học tập công nghệ 10 thiết kế cánh diều. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Xem: =>

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Thiết kế công nghệ 10 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: DỰ ÁN: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHỐNG TRỘM CHO NGÔI NHÀ THÔNG MINH

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ

  • Thiết kế được một hệ thống điều khiển chống trộm cho ngôi nhà thông minh.
  1. Năng lực
  • Năng lực công nghệ:
  • Thiết kế công nghệ: Thiết kế được một hệ thống điều khiển chống trộm đơn giản cho ngôi nhà thông minh.
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập được quy trình thiết kế hệ thống điều khiển báo động chống trộm.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực học tập, nghiên cứu.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ Thiết kế công nghệ 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ Thiết kế công nghệ 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Hình ảnh, video về hệ thống báo động chống trộm trong thực tế.
  • Hình ảnh các thiết bị điện trong hệ thống chống trộm trên các trang web.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ Thiết kế công nghệ 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến thiết kế hệ thống điều khiển chống trộm cho ngôi nhà thông minh.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG GIỚI THIỆU DỰ ÁN
  2. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU

Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, mục tiêu của dự án

  1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS thực hiện dự án khi phân tích và xác định nhu cầu hiện nay và chức năng một hệ thống chống trộm cho ngôi nhà thông minh.
  2. Nội dung:
  • GV xây dựng bộ câu hỏi định hướng xuất phát từ nội dung chủ đề ngôi nhà thông minh và mục tiêu cần đạt được.
  • HS thảo luận để phát hiện các vấn đề trong thực tế, lựa chọn một hệ thống điều khiển chống trộm của ngôi nhà thông minh hoặc do GV đề xuất, hoặc theo SGK giới thiệu để thực hiện.
  • Lập kế hoạch thực hiện và cách dánh giá dự án, đánh giá HS.
  1. Sản phẩm:
  • Bộ câu hỏi định hướng của GV.
  • GV và HS thống nhất các tiêu chí đánh giá.
  • Danh sách các nhóm, nội dung dự án sẽ làm.
  • Bản kế hoạch công việc của các nhóm.
  • Bảng liệt kê các dụng cụ thực hành cần chuẩn bị.
  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 – 6 HS), gợi nhớ các kiến thức về ngôi nhà thông minh và trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số hệ thống chống trộm trong thực tế và chức năng cơ bản của các hệ thống báo động chống trộm đó.

- GV hướng dẫn HS thực hiện:

+ Phân loại, chức năng của hệ thống an ninh:

·        Hệ thống báo động khi người lạ đột nhập vào trong nhà qua cửa ra vào, cửa số, cửa tầng thượng của ngôi nhà; khi người lạ đột nhập vào sân vườn qua tường bao, cửa cổng,…

+ Khi nào cần đưa hệ thống báo động chống trộm hoạt động

+ Sử dụng loại cảm biến nào cho các loại báo động chống trộm,…

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Trong ngôi nhà của em còn có những bất tiện nào mà em muốn cải thiện?

+ Nhóm em muốn thông minh hóa chức năng nào của ngôi nhà trước tiên? Mô tả yêu cầu cần đạt của chức năng đó?

+ Nhóm em đã biết gì và cần biết thêm gì để thực hiện dự án này?

+ Làm thế nào để em có được những thông tin đó? (Tìm thông tin đáng tin cậy ở đâu? Cần sự hỗ trợ của ai? Khi nào?,…).

+ Danh sách các vật liệu, dụng cụ cần chuẩn bị gồm những gì?                                                            

+ Chi phí dự tính là bao nhiêu, được huy động bằng cách nào?

+ Dự án của nhóm gồm những bước nào? Thời gian dự định cho mỗi bước đó là bao lâu? Sản phẩm của mỗi giai đoạn là gì? Ai sẽ đảm nhiệm mỗi nhiệm vụ? Khi nào dự án bắt đầu và kết thúc?

+ Tiêu chí cần đạt của sản phẩm là gì?

+ …

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, gợi nhớ kiến thức về hệ thống chống trộm cho ngôi nhà thông minh và thực hiện nhiệm vụ.

- HS đọc thông minh SGK và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.

I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU

1. Nhiệm vụ

- Xác định chức năng của hệ thống chống trộm.

- Thiết kế hệ thống điều khiển để có sơ đồ khối và lựa chọn các thiết bị trong hệ thống điều khiển.

2. Yêu cầu

- Sản phẩm thiết kế phải đảm bảo:

+ Thiết kế đúng sơ đồ nguyên lí.

+ Lựa chọn các thiết bị phù hợp cho sơ đồ.

+ Trình bày đẹp, thuyết minh rõ ràng.

 

  1. HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN DỰ ÁN
  2. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

Hoạt động 2: Hoạt động triển khai dự án theo tiến trình thực hiện

Hoạt động 2.1: Bước 1 – Xác định chức năng của hệ thống

  1. Mục tiêu: HS nêu được chức năng của hệ thống điều khiển chống trộm trong báo cáo dự án.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II.1 để trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: HS nắm được chức năng của hệ thống điều khiển chống trộm.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dụng mục II.1 và trả lời câu hỏi: Chức năng của hệ thống điều khiển chống trộm khi có người lạ đột nhập vào sân vườn của ngôi nhà là gì?

à Gợi ý:

+ Khi có người lạ đột nhập vào trong khuôn viên ngôi nhà thì hệ thống báo động làm việc: đèn chiếu sáng trong khuôn viên nhà được bật lên, chuông báo động sẽ kêu và thông báo đến điện thoại thông minh của chủ nhà.

+ Hệ thống hoạt động khi các thành viên trong gia đình đi vắng hoặc buổi tối cả nhà đi ngủ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu nội dung mục II.1 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày.

- HS khác lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS.

II. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

1. Xác định chức năng của hệ thống chống trộm.

- Hệ thống có thể có nhiều chức năng theo yêu cầu.

- Chức năng của hệ thống chống trộm:

+ Khi có người lạ đột nhập vào trong khuôn viên ngôi nhà thì hệ thống báo động làm việc: Đèn chiếu sáng trong khuôn viên nhà được bật lên, chuông báo động sẽ kêu và thông bó đến điện thoại thông minh của chủ nhà.

+ Hệ thống hoạt động khi các thành viên của gia đình đi vắng hoặc buổi tối cả nhà đi ngủ.

 

Hoạt động 2.2: Bước 2 – Tìm hiểu thu thập thông tin

  1. Mục tiêu: HS nêu được nội dung cho thu thập thông tin của một hệ thống điều khiển chống trộm trong dự án.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II.2 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Thông tin khi thiết kế một hệ thống điều khiển chống trộm.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dụng mục II.2 và trả lời câu hỏi: Nêu các thông tin cần thu thập khi thiết kế một hệ thống điều khiển chống trộm.

à Gợi ý:

+ Chức năng báo động tự động khi có người lạ đột nhập.

+ Phương thức báo động bằng chuông, đèn.

+ Chức năng thông báo đến điện thoại thông minh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu nội dung mục II.2 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày.

- HS khác lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS.

2.Tìm hiểu thu thập thông tin

- Tìm hiểu, thu thập thông tin về hệ thống điều khiển chống trộm trên thị trường theo các chức năng đã xác định:

- Chức năng báo động tự động khi có người lạ đột nhập.

- Phương thức báo động bằng chuông, đèn.

- Chức năng thông báo đến điện thoại thông minh.

 

 

Hoạt động 2.3: Bước 3 – Thiết kế  hệ thống điều khiển, lựa chọn phương án

  1. Mục tiêu: HS đưa ra sơ đồ thiết kế hệ thống điều khiển chống trộm, lựa chọn phương án trong dự án.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II.3 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm: Xác định phương án, thiết kế một hệ thống điều khiển chống trộm cho ngôi nhà thông minh.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dụng mục II.3 và trả lời câu hỏi: Nêu tác dụng của từng khối trong sơ đồ điều khiển hình 9.1. Các phương án lựa chọn của sơ đồ là gì?

à Gợi ý:

+ Tác dụng của từng phần tử:

·        Nguồn điện xoay chiều và một chiều: cung cấp năng lượng cho các phần tử trong sơ đồ điều khiển.

·        Công tắc thường: chỉ đóng khi muốn hệ thống chống trộm hoạt động

·        Cảm biến hồng ngoại: phát hiện người lạ đột nhập vào trong khuôn viên của nhà.

·        Bộ điều khiển trung tâm: xử lí tín hiệu của cảm biến để đưa tín hiệu điều khiển đến công tắc thông minh, đồng thời đưa thông tin chế độ làm việc của hệ thống chống trộm đến thiết bị di động của chủ nhà qua Internet.

·        Công tắc thông minh cung cấp nguồn cho thiết bị báo động khi có người là đột nhập vào khuôn viên.

·        Đèn LED và chuông báo động là hai thiết bị báo động khi có người lạ đột nhập.

·        Thiết bị di động: giảm sát từ xa chế độ hoạt động của hệ thống chống trộm.

+ Các phương án sẽ đưa ra khi lựa chọn trong sơ đồ là các thiết bị: công tắc thường, công tắc thông minh, cảm biến hồng ngoại, đèn LED và chuông. Tiêu chí lựa chọn là các thông số kĩ thuật, hình thức (hình dáng, màu sắc), tiện lợi trong lắp ráp và sửa chữa.

- GV yêu cầu HS lập bảng lựa chọn các thiết bị trong sơ đồ sau khi tìm hiểu thực tế và qua Internet:

 

Cảm biến hồng ngoại

Công tắc thông thường

Công tắc thông minh

Đèn báo động

Chuông báo động

Đề xuất phương án

- Loại thụ động hay chủ động: lọa chủ động đảm bảo khoảng cách cảm nhận (> 5 m)

- Góc quay: 180 đảm bảo bao quát sân nhà

- Kích thước, màu sắc

- Hình dáng nút bật/tắt: chọn loại phù hợp với các công tắc thông thường khác trong nhà

- Kích thước, màu sắc

- Có nút bật/tắt hay không: chọn loại phù hợp với các công tắc thông thường khác trong nhà

- Loại đèn: đèn LED 220V lắp ngoài nhà

- Hình thức đèn, màu ánh sáng: đèn loại chuyên dụng có chụp bảo vệ, màu ánh sáng trắng

- Hình thức chuông: chuông 220V hình tròn có đường kính 6 inch lắp trong nhà

- Tiếng chuông báo động thông thường

Thông số kĩ thuật của từng phương án

- Kích thức (tra cứu trên Internet)

- Khoảng cách cảm nhận: 10 m

- Kích thước (tra cứu trên Internet)

- Dòng điện: 2 A

- Kích thước (tra cứu trên Internet)

- Dòng điện: 2 A

- Kích thước (tra cứu trên Internet)

- Công suất: 15 W

- Kích thước (tra cứu trên Internet)

- Công suất : 15 W

Lựa chọn phương án, lí do lựa chọn

Đảm bảo khoảng cách sân nhà

Đảm bảo hình thức phù hợp với các loại công tắc khác trong nhà

Đảm bảo hình thức phù hợp với các loại công tắc khác trong nhà

Đảm bảo chiếu sáng báo động trong phạm vi phát hiện

Đảm bảo tiếng kêu báo động trong nhà

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu nội dung mục II.3 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày.

- HS khác lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, khích lệ HS.

3. Thiết kế hệ thống, chọn phương án điều khiển:

- Sơ đồ khối mạch điều khiển hệ thống chống trộm như hình 9.1. Trong đó, mũi tên màu đen để cấp nguồn cho các thiết bị là dây dẫn 2 sợi, mũi tên màu xanh là kết nối tín hiệu không dây qua Wifi (nét đứt) và kết nối có dây bằng cáp tín hiệu (nét liền).

- Các phương án: đèn báo động, chuông báo động; công tắc thông minh; công tắc thông thường và cảm biến hồng ngoại.

- Tìm hiểu trong thực tế hoặc trên Internet đưa ra các phương án để lựa chọn theo một số gợi ý dưới đây:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Thiết kế công nghệ 10 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay