Giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời Bài 10: Ô nhiễm môi trường (P2)
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách chân trời sáng tạo Bài 10: Ô nhiễm môi trường. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm
- 3. SUY GIẢM TẦNG OZONE
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự suy giảm tầng ozone
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động,
- HS tìm hiểu được sơ lược sự suy giảm tầng ozone
- Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật dạy học chia sẻ nhóm đôi và sơ đồ tư duy tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về sự suy giảm tầng ozone
- Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về sự giảm tầng ozone; câu trả lời cho các câu hỏi mục 3 trong SCĐ
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS lập nhóm đối với bạn gần nhất (trường hợp lớp có sỉ số lẻ có thể có một nhóm 3 thành viên). - GV yêu cầu các nhóm tham khảo nội dung mục 3 trong SCĐ, hệ thống hoá kiến thức phần này bằng sơ đồ tư duy, trả lời các câu hỏi thảo luận và luyện tập trong thời gian 20 phút. + Câu 14. Tại sao phân tử ozone (O3) nặng hơn các phân tử oxygen (O2) nhưng lại được hình thành ở tầng bình lưu của khí quyển mà không phải ở các tầng thấp hơn? + Câu 15. Từ nguồn tư liệu sách, báo và internet, em hãy sưu tầm các thông tin, hình ảnh về tác động tiêu cực của việc suy giảm tầng ozone đến môi trường và sức khỏe con người. + Luyện tập. Tìm hiểu các phản ứng hóa học xảy ra giữa nguyên tử Cl và phân tử O3 gây ra sự phá hủy và suy giảm tầng ozone. - HS thực hiện thảo luận và hệ thống hoá kiến thức mục 3 bằng sơ đồ tư duy. Kết thúc thời gian thảo luận, các nhóm nộp sản phẩm về cho GV. - GV chỉ định 2 nhóm bất kì lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm. Các nhóm còn lại đóng vai trò phản biện: góp ý, bổ sung và đặt câu hỏi (nếu có) cho nhóm bạn. + Luyện tập: Tìm hiểu các phản ứng hóa học xảy ra giữa nguyên tử Cl và phân tử O3 gây ra sự phá hủy và suy giảm tầng ozone. Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe hướng dẫn, thực hiện theo các yêu cầu của GV - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS một lên trình bày - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. |
3. Sự suy giảm tầng ozone Trả lời câu hỏi 14: Phân tử ozone (O3) nặng hơn các phân tử oxygen (O2) nhưng lại được hình thành ở tầng bình lưu của khí quyển mà không phải ở các tầng thấp hơn vì: Quá trình hình thành ozone (O3) là do các phân tử oxygen (O2) dưới tác dụng của tia cực tím bị tách thành các nguyên tử oxygen (O). Mỗi nguyên tử này kết hợp với một phân tử oxygen (O2) tạo nên phân tử ozone (O3 ). Như vậy khí ozone (O3) sau khi hình thành tạo thành một lớp của khí quyển cách mặt đất 20 km và hấp thụ hết các tia cực tím từ Mặt Trời. Do đó, các lớp oxygen bên dưới không chịu tác dụng của tia cực tím để tiếp tục hình thành ozone. Trả lời câu hỏi 15: Các thông tin, hình ảnh về tác động tiêu cực của việc suy giảm tầng ozone đến môi trường và sức khỏe con người: - Tăng bức xạ cực tím đến Trái Đất làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu. - Tia cực tím tác động lên da làm tăng nguy cơ ung thư da, tác động lên mắt làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể,… - Gây suy giảm và hủy hoại các loại động – thực vật. Trả lời câu hỏi luyện tập: Các phản ứng hóa học xảy ra giữa nguyên tử Cl và phân tử O3 gây ra sự phá hủy và suy giảm tầng ozone: Cl + O3 → ClO + O2 ClO + O3 → Cl + O2
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
- b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học và kiến thức hiểu biết SGK, kiến thức tìm hiểu trên báo chí và internet.
- c) Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi GV đưa ra dựa trên kiến thức đã được tìm hiểu.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Tìm hiểu để mô tả và giải thích sơ lược tác động của hiệu ứng nhà kính đến sự nóng lên toàn cầu (Hình 10.4).
.
Câu 2. Chúng ta có nên sử dụng nước mưa đầu mùa trong sinh hoạt không? Tại sao?
Câu 3. Tìm hiểu và trình bày về các sự cố phóng xạ đã xảy ra trong lịch sử nhân loại cùng các tác động của sự cố đó đến con người và môi trường.
Câu 4. Tại sao các nước tiên tiến trên thế giới không cho phép nhập khẩu các thiết bị điện tử đã qua sử dụng? Hãy nêu tác hại của nó đối với môi trường.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát và chú ý lắng nghe, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.
Kết quả:
Câu 1.
Tác động của hiệu ứng nhà kính đến sự nóng lên toàn cầu: Các tia bức xạ bước sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất được mặt đất hấp thụ và phản xạ trở lại các bức xạ bước sóng dài. Một số phân tử trong bầu khí quyển như carbon dioxide và hơi nước có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và giữ ấm trong bầu khí quyển. Sự gia tăng nồng độ của các khí nhà kính là nguyên nhân làm nhiệt độ Trái Đất tăng cao.
Câu 2:
Chúng ta không nên sử dụng nước mưa đầu mùa trong sinh hoạt vì:
- Các hạt acid tích tụ lâu ngày trong không khí quyển, nước mưa dễ dàng hòa tan các hạt acid này. Do đó, trong các trận mưa đầu mùa có tính acid cao.
- Cùng với các hạt acid, bụi bẩn cũng tích tụ lâu ngày trong không khí quyển. Nước mưa cuốn theo bụi bẩn nên nước mưa đầu mùa cũng chứa nhiều tạp chất hơn.
Câu 3.
Các sự cố phóng xạ đã xảy ra trong lịch sử nhân loại cùng các tác động của sự cố đó đến con người và môi trường:
- Thảm họa hạt nhân tại lò phản ứng hạt nhân ở Windscale Fire, nước Anh năm 1957.
- Thảm họa hạt nhân Kyshtym, tại Mayak, Liên Xô cũ năm 1957.
- Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân ở Mile Island, quận Dauphin, Pennsylvania, Mỹ năm 1979.
- Thảm họa Chernobyl, Ukraine năm 1986.
- Thảm họa hạt nhân Fukushima, Nhật Bản năm 2011.
Câu 4.
Không nên nhập rác thải điện tử vì:
- Trong rác thải điện tử chứa rất nhiều chất độc hại như chì, thủy ngân, nickel, chất chống cháy brom hóa và hydrocarbon thơm đa vòng,… khi bị phân hủy nó gây các tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe con người khi tiếp xúc: ảnh hưởng đến thai nhi, ảnh hướng đến hô hấp, suy giảm chức năng tuyến giáp, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và ung thư.
- Đốt cháy rác thải điện tử một cách bừa bãi tại các bãi chữa rác làm khí độc lẫn vào không khí gây ô nhiễm không khí, trong đó có cả chất thải dioxin gây dị tật đối với thai nhi.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu:
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
- b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học, kiến thức tìm hiểu trên báo chí và internet để trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: HS nghiên cứu thông tin, trả lời được các câu hỏi GV giao nhiệm vụ.
- d) Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm
Phí tài liệu:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- VCB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm