Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 cánh diều: Thực hành Chuyên đề 3

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách cánh diều Bài Thực hành Chuyên đề 3. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHUYÊN ĐỀ 3

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xây dựng được dự án học tập về chủ đề giữ gìn và phát huy những giá trị và phát huy những giá trị của bộ luật Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ.
  • Tổ chức được cuộc thi tìm hiểu và tuyên truyền về vận động thực hiện hiến pháp Việt Nam.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức đã học về các lĩnh vực của sử học để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
  • Tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động học tập của cá nhân, nhóm.
  • Nhân ái: tôn trọng những ý kiến khác biệt, có tinh thần giúp đỡ bạn bè trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Trách nhiệm: có ý thức thực hiện tốt những nhiệm vụ học tập được phân công, có tinh thần trách nhiệm với tập thể trong quá trình học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Lịch sử 10.

III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH

Nhiệm vụ 1: Xây dựng dự án học tập về chủ đề giữ gìn và phát huy những giá trị của bộ luật Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sản phẩm của dự án học tập về chủ đề giữ gìn và phát huy những giá trị của bộ luật Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ.
  2. Nội dung: GV tổ chức dự án theo hình thức nhóm trong lớp; các nhóm trao đổi, thảo luận, hoàn thành và báo cáo dự án.
  3. Sản phẩm: Tranh vẽ, tranh in hoặc đoạn băng hình về giá trị của hai bộ luật Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ.
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng dự án học tập về chủ đề giữ gìn và phát huy những giá trị của bộ luật Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ.

- GV hướng dẫn HS xác định nhiệm vụ của nhóm: lựa chọn những nội dung tiến bộ trong hai bộ luật luật Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ và thảo luận về giá trị của hai bộ luật đó đối với đời sống xã hội đương thời và hiện nay.

- GV đưa ra thời gian dự kiến hoàn thành dự án cho HS.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, thảo luận và hoàn thành dự án.

- GV theo dõi quá trình làm việc của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận: Trình bày sản phẩm là tranh vẽ, tranh in hoặc đoạn băng hình về giá trị của hai bộ luật Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ.

- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát sản phẩm và lắng nghe phần trình bày của nhóm bạn, nêu ý kiến, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của các nhóm.

- GV kết luận:

+ Trong lịch sử tồn tại và phát triển hàng nghìn năm, các nhà nước quân chủ và phong kiến ở Việt Nam đã nhận thức được vai trò của luật pháp và quan tâm, đầu tư cho việc ban hành pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ này gồm các bộ luật tổng hợp và các văn bản pháp luật khác như: Chiếu, Chỉ, Lệ, Lệnh, Dụ, Sắc…Trong đó, bộ luật Quốc triều Hình luật (thời Trần) và Hoàng Việt Luật lệ (gòn gọi là bộ luật Gia Long - Thời Nguyễn) là những bộ luật cổ tiêu biểu nhất được xây dựng và ban hành trong lịch sử Việt Nam.

+ Các bộ luật cổ của Việt Nam có rất nhiều giá trị đối với đương đại mà chúng ta đã, đang và cần tiếp tục kế thừa, tham khảo trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng xã hội dân chủ và tiến bộ.

+ Nghiên cứu các bộ luật cổ Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX, chúng ta có quyền tự hào về một di sản pháp luật mà những thế hệ trước đây đã dành nhiều công sức và trí tuệ để xây dựng, ban hành. Những giá trị tích cực và tốt đẹp đã, đang và sẽ tiếp tục được tham khảo và phát huy trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng một xã hội dân chủ và phát triển tiến bộ. Hơn 60 năm qua, nhà nước Việt Nam đã tiếp tục khẳng định và phát triển những quan niệm đúng đắn và tiến bộ của các nhà nước quân chủ về vị trí và vai trò quan trọng của pháp luật trong quản lý và điều hành đất nước. Những quy định về trách nhiệm của quan lại, về việc xử phạt những hành vi tiêu cực đang được khai thác và phát huy trong việc triển khai công cuộc cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng. Những kinh nghiệm và hạn chế trong lĩnh vực lập pháp cũng đã và đang được các nhà làm luật Việt Nam đương đại tham khảo và áp dụng. Những giá trị nhân văn sâu sắc của các bộ luật xưa cũng là những cơ sở để giáo dục truyền thống, xây dựng những con người Việt Nam có thể hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc đã được khẳng định và bảo tồn trong suốt chiều dài lịch sử. Bên cạnh đó, những yếu tố tiêu cực, không phù hợp với xã hội ngày nay cũng đã và đang được khắc phục và hạn chế.

+ Với ý nghĩa đó, những giá trị đương đại của các bộ luật cổ Việt Nam là vấn đề cần được tiếp tục khảo cứu, ghi nhận và phổ biến.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu và tuyên truyền vận động thực hiện hiến pháp Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện tuyên truyền vận động mọi người xung quanh thực hiện hiến pháp Việt Nam.
  2. Nội dung: HS làm việc theo nhóm, thực hiện các bước theo hướng dẫn của GV để thực hiện tuyên truyền vận động mọi người xung quanh thực hiện hiến pháp Việt Nam.
  3. Sản phẩm: Dự án tuyên truyền vận động mọi người xung quanh thực hiện hiến pháp Việt Nam.
  4. Tổ chức thực hiện

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP LỊCH SỬ 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay