Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức Bài 22: Quang hợp ở thực vật
Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 22:Quang hợp ở thực vật. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án sinh học 7 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬTBÀI 22 - QUANG HỢP Ở THỰC VẬTI. NHẬN BIẾT (6 câu)
I. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Trình bày khái niệm quang hợp.
Trả lời:
Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen.
Câu 2: Viết phương trình tổng quát cho quá trình quang hợp.
Trả lời:
Câu 3: Thực vật dự trữ năng lượng bằng chất nào?
Trả lời:
Các phân tử glucose tạo thành trong quang hợp liên kết với nhau hình thành nên tinh bột là chất dữ trữ đặc trưng của thực vật.
Câu 4: Trình bày mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.
Trả lời:
Trong quang hợp, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn diễn ra đồng thời:
- Nước và carbon dioxide được lấy từ môi trường ngoài để tổng hợp thành chất hữu cơ và giải phóng ra khí oxygen.
- Đồng thời, trong quá trình này, năng lượng từ ánh sáng mặt trời (quang năng) được chuyển hóa thành năng lượng hóa học (hóa năng) tích lũy trong các chất hữu cơ.
Câu 5: Trình bày cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp.
Trả lời:
Bộ phận | Đặc điểm | Vai trò trong quang hợp |
Phiến lá | Dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn | Giúp hấp thu được nhiều ánh sáng. |
Lục lạp | Chứa diệp lục | Giúp hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. |
Gân lá | Phân bố khắp phiến lá | Giúp vận chuyển nước, muối khoáng đến các tế bào lá để thực hiện quá trình quang hợp đồng thời vận chuyển chất hữu cơ do quang hợp tổng hợp ra đến bộ phận khác của cây. |
Khí khổng | Phân bố nhiều ở lớp biểu bì, có khả năng đóng mở | Giúp trao đổi khí: Khí khổng là nơi carbon dioxide từ bên ngoài vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp đồng thời cũng là nơi khí oxygen được tạo ra trong quang hợp đi từ trong lá ra ngoài môi trường. |
Câu 6: Quang hợp ở thực vật chủ yếu diễn ra ở đâu?
Trả lời:
Quang hợp ở thực vật diễn ra chủ yếu ở lá, trong bào quan quang hợp là lục lạp.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Nguyên liệu của quang hợp là gì?
Trả lời:
Nguyên liệu của quang hợp là nước và khí carbonic.
Câu 2: Sản phẩm của quang hợp là gì?
Trả lời:
Sản phẩm của quang hợp là glucose và khí oxygen.
Câu 3: Quang hợp có vai trò gì?
Trả lời:
Quang hợp giúp duy trì nồng độ oxy trong không khí và cung cấp tất cả các hợp chất hữu cơ và hầu hết các năng lượng cần thiết cho sự sống trên Trái Đất.
Câu 4: Vì sao lá cây có màu xanh?
Trả lời:
Do hệ sắc tố ở lá cây không hấp thụ màu xanh lục và ánh sáng đó phản chiếu tới mắt ta.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Những cây có lá tiêu biến (ví dụ cây xương rồng lá biến đổi thành gai) tiến hành quang hợp như thế nào?
Trả lời:
- Ở thực vật, tất cả các bộ phận chứa diệp lục của cây như thân non, cành non, lá, quả xanh,… đều có khả năng quang hợp. Do đó, lá chỉ là bộ phận chính thực hiện chức năng quang hợp chứ không phải là bộ phận duy nhất có khả năng quang hợp.
- Cây có lá tiêu biến như cây xương rồng thì vẫn có thể quang hợp được bằng thân, thân xương rồng chứa lục lạp (biểu hiện là thân có màu xanh) sẽ thay lá làm nhiệm vụ quang hợp.
Câu 2: Tại sao không nên trồng cây với mật độ quá dày?
Trả li:
Trồng cây mật độ quá dày làm cho cây không thể phát triển bộ rễ, ánh sáng và không khí nhận được không phân bố đều làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp khiến năng suất không được cao.
Câu 3: Vì sao một số loài thực vật có lá màu đỏ hoặc tím (rau dền, tía tô,...) vẫn có thể quang hợp?
Trả lời:
Một số loài thực vật (tía tô, rau dền,..) lại có màu đỏ hoặc tím trong khi lá ở các loài khác thì không vì ngoài Chlorophyll thì chúng còn có sắc tố anthocyanin tạo nên màu đỏ hoặc tím. Ở thực vật có các sắc tố thực vật như Chlorophyll, carotenoid, Anthocyanin,... có vai trò hấp thu năng lượng ánh sáng để thực vật thực hiện quang hợp.
Câu 4: Vì sao quá trình quang hợp ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất?
Trả lời:
Vì: quá trình quang hợp tạo ra nguồn năng lượng cho sự sống. Và ngược lại nó bù đắp lại cho những chất hữu cơ đã sử dụng trong quá trình sống. Quá trình này giúp cân bằng lại khí O2 và CO2 trong không khí. Đảm bảo sự sống cho Trái đất.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tại sao quang hợp được coi là quá trình sinh học quan trọng nhất trên Trái Đất?
Trả lời:
Quang hợp được coi là quá trình sinh học quan trọng nhất trên Trái Đất vì nó là nguồn cung cấp năng lượng và chất hữu cơ không thể thiếu đối với đa dạng sinh học và sinh tồn của nhiều loài sống trên hành tinh. Quá trình quang hợp xảy ra trong tế bào của thực vật, tảo và một số vi khuẩn, nơi chúng chuyển hóa năng lượng ánh sáng Mặt Trời thành năng lượng hóa học có thể sử dụng. Quang hợp tạo ra glucose và các hợp chất hữu cơ khác, là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho tất cả các cơ chế sinh học trên Trái Đất. Ngoài ra, quang hợp cũng giúp hấp thụ khí CO2 từ không khí, đồng thời tạo ra ôxy thông qua quá trình phân ly nước, giúp duy trì sự sống cho tất cả các sinh vật h hẹn sống. Điều này làm cho quang hợp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chu trình động học của nguyên tố carbon và năng lượng trên hành tinh.
Câu 2: Quang hợp có vai trò gì trong chu trình carbon và quá trình sinh tồn của thực vật?
Trả lời:
- Hấp thụ CO2: Quang hợp cho phép thực vật hấp thụ khí CO2 từ không khí và sử dụng nó để sản xuất glucose và các chất hữu cơ khác thông qua quá trình quang hợp.
- Tạo năng lượng: Quang hợp chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học, cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho các quá trình sinh tồn và phát triển của thực vật.
- Cung cấp chất dinh dưỡng: Qua quá trình quang hợp, thực vật sản xuất glucose và các hợp chất hữu cơ khác, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho chính nó và cũng là nguồn dinh dưỡng cho các sinh vật ăn thực vật.
- Thải oxygen: Quang hợp cũng giúp thực vật thải ra khí oxy thông qua quá trình quang hợp, làm phong phú khí quyển và cung cấp nguồn oxy cần thiết cho sự sống của các sinh vật khác.
=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 22: Quang hợp ở thực vật (2 tiết)