Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời Bài 6: Thực hành tiếng việt

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Thực hành tiếng việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT.

(14 câu)

1.    NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Mạch lạc là gì?

Trả lời:

- Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính logic của văn bản. Một văn bản được coi là có tính mạch lạc khi các phần, các đoạn, các câu của văn bản đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí

 

Câu 2: Liên kết trong văn bản là gì?

Trả lời:

- Liên kết là sự thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản phương tiện ngôn ngữ thích hợp.

 

Câu 3: Các phương tiện liên kết gồm những phép nào?

Trả lời:

●        Phép lặp: sử dụng các từ ngữ lặp lại nhiều lần để liên kết câu.

●        Phép nối: Sử dụng các từ có quan hệ nối câu như các cụm từ tóm lại, bởi vì, nhưng…

●        Phép thế: Sử dụng những từ có chung ý nghĩa để tránh lỗi lặp từ quá nhiều lần.

 

Câu 4: Nêu những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc

Trả lời:

●        Các phần, các câu, các đoạn trong văn bản đều nói hoặc mô tả về một đề tài cụ thể, xuyên suốt trong đoạn văn bản đó.

●        Các đoạn, các câu, các ý phải được trình bày tiếp nối nhau theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, logic, trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gây hứng thú cho người đọc, người nghe.

●        Các trình tự này có thể là trình tự thời gian, không gian, diễn biến tâm lý hay các môi quan hệ tương đồng, tương phản, quan hệ nhân quả…

 

2.    THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Phép nối dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu sau có từ ngữ núi biểu thị quan hệ với câu trước. Nhờ sử dụng từ nối nhưng, người viết đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu liền nhau.

 

Câu 2: Viết một ví dụ với phép nối.

Trả lời:

Có lẽ cháu nghĩ rằng tấm bản đồ dẫn đường của ông sau đó đã trở nên rõ ràng hơn, khi ông đã trưởng thành. Nhưng không phải vậy đâu Sam à.

 

Câu 3: Phép thế dùng như thế nào?

Trả lời:

Câu sau có từ ngữ dùng để thay thế cho từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước. 

 

Câu 4: Viết ví dụ với phép thế.

Trả lời:

Hai mươi tuổi, chàng thanh niên Lỗ Tấn du học ở Nhật. Ông theo học ngành Y.

 

Câu 5: Phép lặp dùng như thế nào?

Trả lời:

Câu sau lặp lại từ ngữ của câu trước, có tác dụng liên kết

 

Câu 6: Viết ví dụ với phép lặp.

Trả lời:

 Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc. Ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững.

 

3.    VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

"Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ."

(Phong Tử Khải, "Yêu và đồng cảm")

a. Tại sao nó được coi là một đoạn văn?

b. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên.

Trả lời:

a. Nó được coi là một đoạn văn vì các câu trong đoạn liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:
- Về hình thức:
+ Chữ cái đầu được viết hoa, lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.
+ Đoạn văn được tạo thành bởi bốn câu văn liên kết với nhau bằng phép lặp.
- Về nội dung:
+ Các câu trong đoạn văn đều xoay quanh chủ đề của đoạn là cách người nghệ sĩ bảo toàn lòng đồng cảm của mình và được trình bày theo một trình tự hợp lý
b. Mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn: Các câu trong đoạn văn đều hướng về một tiểu chủ đề: nghệ sĩ là người kiên định, giữ được tấm lòng đồng cảm đáng quý.

 

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Hiền tài trong lịch sử thời nào cũng có. Tên của những hiền tài và sự nghiệp của họ luôn được nhân dân ghi nhớ.
a. Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc?
b. Đoạn văn đã mắc lỗi mạch lạc như thế nào?

Trả lời:

a. Đoạn văn vẫn rời rạc mặc dù phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau vì các câu không tập trung vào cùng một chủ đề, nói cách khác, mỗi câu tự dựng lên một chủ đề riêng.
b. Đoạn văn đã mắc lỗi mạch lạc nhầm lặp từ với liên kết. Việc dùng phép lặp không đồng nghĩa với việc cố ý lặp từ. Vì thế, dù lặp từ nhưng đoạn văn không có sự kết nối, tạo ra sự rời rạc, các câu không hướng về cùng một chủ đề.

 

4.    VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Không ít người có nhận thức rất mơ hồ về lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ. Nhưng họ hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.
a. Dấu hiệu nổi bật giúp ta nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?
b. Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn.
c. Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc và liên kết.

Trả lời:

a. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là giữa các câu trong đoạn văn lạc khỏi chủ đề bao trùm đã xác định.
b. Các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn: dùng từ liên kết sai ở câu ba: "nhưng".
c. Sửa lỗi:
Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Đọc sách có nhiều lợi ích, tuy nhiên, không ít người có nhận thức rất mơ hồ về lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ. Họ hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Còn về điện thoại thông minh, nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn như khi đọc sách.

 

Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận xã hội đã học . Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó

Trả lời:

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta đó là truyền thống yêu nước. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại bùng lên mạnh mẽ. Nó kết thành một làn sóng đấu tranh. Từ trong quá khứ chúng ta đã có những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,… Đến ngày nay thì dân ta vẫn đoàn kết một lòng để đánh giặc. Từ đàn ông đến đàn bà, từ người già đến trẻ nhỏ, từ đồng bào miền xuôi đến miền ngược, từ công nhân nông dân đến đồng bào điền chủ,…Tất cả đều một lòng quyết tâm bảo vệ đất nước trong lúc nguy nan. Có thể nói tinh thần yêu nước của nhân dân ta giống như những thứ quý giá và nhiệm vụ của chúng ta là làm cho tinh thần ấy được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Tính mạch lạc trong văn bản: luận điểm là Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta. Các câu trong đoạn văn đi triển khai luận điểm.
- Các biện pháp liên kết được sử dụng trong văn bản: phép thế, phép lặp.

 

 

=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Thực hành tiếng việt trang 14

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay