Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối Bài 9 Văn bản 1: Thuỷ tiên tháng Một
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 9 Văn bản 1: Thuỷ tiên tháng Một. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: THỦY TIÊN THÁNG MỘT
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Nhan đề của văn bản đã gợi cho em những ấn tượng, suy nghĩ gì?
- A. Tình yêu của tác giả đối với hoa thuỷ tiên.
- B. Một loài hoa đặc biệt nở vào đầu năm.
- C. Sự không hợp lí về thời gian nở hoa của cây thuỷ tiên.
- D. Cả A và B.
Câu 2: Tác giả cho rằng thời tiết sẽ như thế nào trong tương lai?
- A. Như trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng bản chất khoa học của nó là hoàn toàn có thật.
- B. Ngày càng tốt dần lên do có sự chung tay của tất cả mọi người để bảo vệ môi trường.
- C. Thời tiết sẽ không còn có thể dự báo được nữa.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Tại sao chúng ta lại đồng thời có thời tiết ở cả hai thái cực - ẩm ướt hơn và khô hạn hơn – cùng một lúc?
- A. Nhiệt độ trung bình và cả Trái Đất nóng lên sẽ dẫn tới đất bốc hơi nhiều hơn, khiến những khu vực có khí hậu khô tự nhiên sẽ càng khô hơn.
- B. Tốc độ bay hơi của của nước tăng – do Trái Đất nóng lên – cũng đưa nhiều hơi nước vào không khí, vì vậy, những khu vực gần diện tích mặt nước rộng, nơi thường có lượng mưa cao sẽ có xu hướng càng ẩm ướt hơn.
- C. Do nhu cầu của người dân ở mỗi cực là khác nhau dẫn tới tình trạng sản xuất khác nhau.
- D. Cả A và B.
Câu 4: Tổng lượng mưa trên toàn cầu tăng và lượng mưa trong mỗi cơn bão cũng tăng theo gây ra điều gì?
- A. Thay đổi cách chúng ta sống
- B. Mưa lớn hơn, lũ lụt nghiêm trọng hơn.
- C. Mang lại phù sa cho mọi vùng.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Sự bất thường của Trái Đất” đã được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào?
- A. Thời tiết thay đổi bất thường và diễn ra với tốc độ nhanh
- B. Thời tiết đồng thời tồn tại ở hai thái cực
- C. Con người đang phải đối mặt với những hiểm nguy
- D. Cả A và B.
Câu 6: Trong văn bản, tác giả không đưa số liệu về thứ gì?
- A. Số ngôi nhà bị sập do mưa lớn
- B. Nhiệt độ vào mùa đông ở một số nơi
- C. Phạm vi ảnh hưởng của triều cường
- D. Độ dày của tuyết
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Nội dung chính của văn bản Thủy tiên tháng Một?
Câu 2: (2 điểm) Theo em, điều gì đã khiến văn bản "Thủy tiên tháng Một" cuốn hút được người đọc, mặc dù vấn đề nêu ở đây từng được giới khoa học nhiều lần bàn tới?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Thời tiết có thể sẽ như trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng bản chất khoa học của nó là hoàn toàn có thật. Nhiệt độ trung bình chỉ cần tăng lên một chút là thời tiết đã thay đổi rất nhiều, vì thế chênh lệch nhiệt độ làm hình thành cũng như tạo ra hướng vận động của gió trên bề mặt Trái Đất, bạn cũng làm thay đổi hướng gió - và cả tình hình gió mùa trước khi nhận biết được điều đó nữa. Khi Trái Đất nóng hơn, tốc độ bay hơi nước cũng thay đổi - đó là lí do chủ yếu làm xuất hiện những trận mưa bão rất lớn ở nơi này và những đợt nóng khắc nghiệt hơn, hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác”
(trích Dấu ấn Sơn Đoòng, Nhật Văn)
Câu 1:Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
- A. sự thay đổi của thời tiết
- B. hậu quả của thay đổi thời tiết
- C. hậu quả khi Trái Đất nóng lên
- D. lí do xuất hiện mưa bão
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì?
- A. Luận
- B. Kể
- C. Tả
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Thể loại của đoạn văn là gì?
- A. Nghị luận
- B. Truyện môi trường
- C. Văn bản thông tin.
- D. Bài báo biến đổi khí hậu
Câu 4: Khi Trái Đất nóng lên có thể xảy ra điều gì dưới đây?
- A. Băng dày và rộng thêm
- B. Nhiệt độ đất liền tăng lên, nhiệt độ mặt biển hạ xuống
- C. Thời tiết ngày càng êm dịu hơn
- D. Tốc độ bay hơi nước thay đổi.
Câu 5: Nguyên nhân tạo ra hướng vận động của gió?
- A. Nhiệt độ trung bình tăng lên.
- B. Tốc độ bay hơi của của nước tăng – do Trái Đất nóng lên – cũng đưa nhiều hơi nước vào không khí, vì vậy, những khu vực gần diện tích mặt nước rộng, nơi thường có lượng mưa cao sẽ có xu hướng càng ẩm ướt hơn.
- C. Do nhu cầu của người dân ở mỗi cực là khác nhau dẫn tới tình trạng sản xuất khác nhau.
- D. Cả A và B.
Câu 6:Tác giả cho rằng thời tiết sẽ như thế nào trong tương lai?
- A. Như trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng bản chất khoa học của nó là hoàn toàn có thật.
- B. Ngày càng tốt dần lên do có sự chung tay của tất cả mọi người để bảo vệ môi trường.
- C. Thời tiết sẽ không còn có thể dự báo được nữa.
- D. Tất cả các đáp án trên.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Em hãy tìm hiểu xuất xứ của tác phẩm?
Câu 2: (2 điểm) Tìm trong văn bản những căn cứ cho phép tác giả nêu nhận định sau: "Thời tiết có thể sẽ như trong truyện khoa học viễn tưởng, nhưng bản chất khoa học của nó là hoàn toàn có thật.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 1. Thủy tiên tháng một